Bệnh trĩ nội biểu hiện triệu chứng cách chữa các cấp độ 1, 2, 3

January 18, 2021
Bệnh Thường Gặp

Bệnh trĩ nội là một dạng của bệnh trĩ nói chung, có tỷ lệ số người mắc ngày càng phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, trĩ nội giai đoạn đầu thường không dễ để nhận biết, khiến cho người bệnh chủ quan dẫn tới tình trạng tiến triển xấu, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy bệnh trĩ nội là gì, có những cấp độ nào, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh trĩ nội ra sao để hiệu quả và an toàn? Những câu hỏi này sẽ được đội ngũ chuyên gia hậu môn - trực tràng của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ nội là gì

Bệnh trĩ nội được hiểu là hiện tượng các tĩnh mạch nằm tại hậu môn trực tràng trở nên phình to, giãn nở và xung huyết do phải trải qua quãng thời gian dài chịu áp lực nặng nề thường xuyên. Hiện tượng bệnh trĩ này được gọi là trĩ nội do vị trí hình thành của búi trĩ nằm trên đường lược và bên trong của ống hậu môn, phân biệt với trĩ ngoại xuất hiện ở ngay phía bên ngoài dưới cơ thắt hậu môn.

Bệnh trĩ nội biểu hiện triệu chứng cách chữa các cấp độ 1, 2, 3

Bởi vị trí kể trên vốn là khu vực không có thần kinh cảm giác, nếu thấy đau cũng chỉ rất ít nên người bị trĩ nội thường khó có thể phát hiện được ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi búi trĩ đã phát triển lớn, gây ra các biểu hiện trĩ nội nặng nề hơn thì nhiều người bệnh mới bắt đầu nghĩ đến việc thăm khám và điều trị.

Theo các con số thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ nội đang có xu hướng gia tăng không kể giới tính hay độ tuổi trong nhiều năm trở lại đây. Tình trạng này gây ra những sự phiền hà đến chất lượng cuộc sống cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, vì vậy mỗi người đều nên nắm được những thông tin cơ bản về bệnh trĩ nội và cách chữa để biết cách xử lý kịp thời nếu không may mắc phải.

>>>>>>>>>> Khám bệnh trĩ ở đâu

Dấu hiệu triệu chứng người bị trĩ nội

Các triệu chứng của bệnh trĩ nội càng về sau lại càng nghiêm trọng hơn trước, người bệnh nhìn chung có thể nhận thấy được qua những biểu hiện như sau:

Chảy máu hậu môn khi người bệnh đi đại tiện

Đây là dấu hiệu bệnh trĩ nội thường gặp nhất do sự xung huyết và sưng viêm tạo thành búi trĩ, gây cản trở trong quá trình phân được đào thải ra bên ngoài. Khi phân cọ xát vào búi trĩ nội sẽ làm xuất hiện tình trạng chảy máu. Ở giai đoạn ban đầu, hiện tượng xuất huyết xảy ra khá kín đáo, người bệnh chỉ biết được khi thấy máu lẫn trong phân hoặc sau khi lau hậu môn bằng giấy vệ sinh.

Tuy nhiên, khi bệnh trĩ nội trở nặng thì lượng máu mất đi cũng theo đó mà nhiều hơn, chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành từng tia. Nguy hiểm hơn, đối với những trường hợp nghiêm trọng thì chỉ cần người bệnh đi lại nhiều, hoạt động mạnh hoặc ngồi xổm cũng có thể bị chảy máu hậu môn.

dấu hiệu biểu hiện triệu chứng bệnh trĩ nội

Xuất hiện cảm giác đau rát, nhức hậu môn

Khi bị trĩ nội có nghĩa là vùng hậu môn của người bệnh đang gặp phải tổn thương, hơn nữa hệ thống thần kinh nằm xung quanh khu vực này cũng tương đối nhạy cảm. Búi trĩ hình thành kết hợp với tình trạng viêm sưng dẫn đến một triệu chứng trĩ nội phổ biến chính là cảm giác khó chịu, đau nhức, nóng rát hậu môn. Đặc biệt là sẽ gia tăng nhiều hơn mỗi khi đại tiện, bởi lúc này phân cứng đang tác động vào búi trĩ nằm bên trong của hậu môn trước khi được thải ra ngoài.

Búi trĩ bị sa xuống khỏi hậu môn

Triệu chứng bệnh trĩ nội này thường sẽ xảy ra sau một thời gian người bệnh chảy máu hậu môn khi đi đại tiện, do lúc này búi trĩ đã dần phát triển về kích thước. Khi bị sa ra ngoài ống hậu môn, búi trĩ có thể có màu hồng đậm, tím sẫm hoặc màu đen, kích thước sẽ khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh hiện tại.

Nếu như búi trĩ còn chưa quá lớn có khả năng tự co lại vào vị trí cũ, hoặc người bệnh cần dùng tay để đẩy chúng vào lại bên trong. Ngược lại, trường hợp bệnh ở cấp độ nặng thì búi trĩ nội sẽ nằm thường trực ở ngoài hậu môn, kể cả bệnh nhân có tác động lực tay nhằm đẩy lên thì chúng cũng sẽ nhanh chóng thò ra ngoài như cũ.

Hoạt động đại tiện của người bệnh gặp khó khăn

Người bệnh cũng sẽ gặp phải dấu hiệu trĩ nội cảm thấy khó khăn mỗi lần đi đại tiện, do búi trĩ làm ngăn cản quá trình đào thải phân. Dễ thấy nhất là tình trạng táo bón thường xuyên, phân cứng, người bệnh phải mất rất nhiều thời gian để “giải quyết”, càng cố rặn thì hiện tượng đau rát và chảy máu lại càng gia tăng.

Hậu môn bị ngứa ngáy do tình trạng chảy dịch

Thông thường, hậu môn sẽ tiết ra một loại chất dịch giúp quá trình đại tiện được diễn ra thuận lợi hơn. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của búi trĩ, nhất là thời điểm đã bắt đầu bị sa xuống khiến khu vực cơ vòng của hậu môn bị hở bất thường. Từ đó các chất dịch sẽ dễ bị chảy ra bên ngoài, tạo thành một biểu hiện của trĩ nội khiến hậu môn thường xuyên ở trong trạng thái ẩm ướt, nhớp dính vô cùng khó chịu.

>>>>>>>>> Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền

Nguyên nhân tại sao gây nên bệnh trĩ nội

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân bệnh trĩ nội khá đa dạng, có thể do sinh lý của cơ thể hay một số thói quen trong lối sống thường ngày thiếu khoa học gây chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch hậu môn - trực tràng. Nam nữ giới có khả năng bị trĩ nội do một hoặc nhiều “thủ phạm” bao gồm:

  • Chứng táo bón hoặc tiêu chảy dài ngày: Nếu bị táo bón thường xuyên mọi người thường phải dùng sức để rặn phân ra ngoài khiến cho đám rối tĩnh mạch bị giãn rộng so với bình thường, hoặc tiêu chảy trong thời gian dài cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến vùng hậu môn. Cả hai tình trạng không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe mà còn gây tổn thương hậu môn, làm phình giãn tĩnh mạch và tạo thành búi trĩ nội.
  • Ảnh hưởng từ tính chất của công việc: Những người làm các nghề nghiệp yêu cầu ngồi nhiều, đứng lâu, vận động mạnh như văn phòng, lái xe, người lao động phải khiêng vác nặng… đều gây áp lực cho tĩnh mạch dưới hậu môn, máu không thể lưu thông tốt. Bên cạnh đó, vùng xương chậu cũng thường xuyên phải gánh trọng lượng lớn và lâu dần trĩ nội sẽ hình thành.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Chế độ ăn uống của nhiều người vẫn còn thiếu khoa học khi không nạp đủ cho cơ thể lượng chất xơ cần thiết từ rau củ quả tươi, uống ít nước, ăn quá nhiều đồ cay nóng và hàm lượng dầu mỡ cao. Do đó sẽ không khó hiểu khi tình trạng táo bón xảy ra thường trực và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội ở cả nam giới và nữ giới.
  • Thói quen không khoa học khi đi vệ sinh: Nhịn đại tiện nhiều lần, thời gian vệ sinh quá lâu, người có thói quen sử dụng điện thoại hoặc đọc truyện khi đi đại tiện gây gia tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng.
  • Lão hóa do tuổi tác cao: Người tuổi càng cao thì các cơ quan trong cơ thể càng bị lão hóa, chức năng hoạt động suy giảm. Trong đó bao gồm cả hệ thống các cơ của hậu môn không còn tốt như trước, nâng cao khả năng bị trĩ nội.
  • Phụ nữ mang thai, người thừa cân béo phì: Đây cũng là hai nhóm đối tượng có tỷ lệ cao mắc trĩ nội nói riêng và bệnh trĩ nói chung, do sự gia tăng đột ngột về trọng lượng cơ thể gây sức nặng và ứ đọng máu huyết ở đám rối tĩnh mạch hậu môn.
  • Một số nguyên nhân khác gây bệnh trĩ nội: Lạm dụng các loại chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, tâm lý stress căng thẳng kéo dài, thói quen lười vận động, quan hệ qua đường hậu môn…

Bệnh trĩ nội có bao nhiêu cấp độ có nguy hiểm không

Dựa trên sự phát triển của búi trĩ nội và mức độ của tình trạng sa búi trĩ mà bệnh lý này được phân loại thành 4 cấp độ từ nhẹ tới nặng, cụ thể như sau:

các cấp độ bệnh trĩ nội

  • Bệnh trĩ nội độ 1: Búi trĩ còn nhỏ do các tĩnh mạch chỉ bị phình giãn nhẹ, bề mặt trĩ là lớp niêm mạc của hậu môn và lồi vào trong thành trực tràng, vị trí vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn nên nhiều người không phát hiện được từ sớm.
  • Trĩ nội độ 2: Mức độ giãn nở của hệ thống tĩnh mạch hậu môn đã nhiều hơn so với giai đoạn 1, do vậy búi trĩ cũng sẽ to lên. Mỗi lần người bệnh đi đại tiện búi trĩ sẽ bắt đầu bị sa ra bên ngoài hậu môn, tuy nhiên sau đó vẫn có khả năng tự động co lại vào trong không cần phải tác động.
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ nội lúc này tiếp tục phát triển to, tần suất sa ra ngoài nhiều hơn nhưng đã không còn khả năng co lại như cấp độ 2. Để búi trĩ về lại vị trí như cũ người bệnh cần phải lấy tay tác động và đẩy chúng lên.
  • Trĩ nội độ 4: Là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh trĩ nội, khi búi trĩ đã phát triển quá lớn, có thể kèm theo viêm nhiễm nặng nề. Ở cấp độ này, người bệnh sẽ thường xuyên bị sa búi trĩ, kể cả trường hợp có dùng tay đẩy vào thì ngay sau đó chúng lại sa xuống khỏi ống hậu môn.

Với những cấp độ kể trên và các triệu chứng gây ảnh hưởng không nhỏ cho đời sống của người mắc, vậy liệu bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Đối với câu hỏi này, thực tế ở giai đoạn đầu trĩ nội không gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh, nhưng nếu chủ quan chần chừ không khám chữa mà để kéo dài thì sẽ để lại rất nhiều nguy cơ khó lường sau đây:

  • Thiếu máu, suy nhược cơ thể: Tình trạng chảy máu khi đại tiện kéo dài với mức độ nặng, máu bắn thành tia hoặc chảy thành giọt mà không được xử lý nhanh chóng kịp thời rất dễ dẫn tới thiếu máu trong cơ thể. Người bệnh sẽ thấy mệt mỏi thường xuyên, các hoạt động và công việc bị trì trệ, da xanh xao, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, sức khỏe giảm sút, ngất xỉu…
  • Búi trĩ sa nghẹt: Búi trĩ nội phát triển quá lớn về kích thước ở độ 3, độ 4 không còn có khả năng tự co lại vào bên trong sẽ rất dễ bị sa nghẹt, gây tắc nghẽn, chèn ép các cơ ở vùng hậu môn. Bên cạnh đó, khi đã bị nghẹt lại thì búi trĩ còn có thể sưng to hơn, trở nên bầm tím hoặc viêm nhiễm lở loét.
  • Tắc mạch búi trĩ: Hệ thống các tĩnh mạch hậu môn đến một thời điểm nhất định có thể bị vỡ ra, dẫn đến tình trạng xuất hiện những cục máu đông làm búi trĩ sưng to bất thường. Biến chứng này khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn, để tránh nguy hiểm phải được tiến hành phẫu thuật để loại bỏ máu đông càng nhanh càng tốt.
  • Tình trạng bội nhiễm: Búi trĩ nội khi đã sa ra ngoài khỏi hậu môn sẽ giúp các loại vi khuẩn gặp được môi trường thuận lợi để xâm nhập tấn công gây viêm nhiễm. Đặc biệt, nếu người bệnh không lưu ý vệ sinh sạch sẽ còn có nguy cơ hình thành bội nhiễm hay nguy hiểm hơn là hoại tử hậu môn.

Cách chữa bệnh trĩ nội an toàn hiệu quả tốt nhất

Hiện nay, để chữa trĩ nội có nhiều phương pháp khác nhau bao gồm cả nội khoa và ngoại khoa tùy theo nguyên nhân và cấp độ bệnh, có thể kể đến như dưới đây:

Cải thiện bệnh trĩ nội bằng các phương pháp dân gian

Một số biện pháp tại nhà có thể đem lại tác dụng đối với những người mới khởi phát bệnh trĩ nội nhằm làm thuyên giảm bớt các triệu chứng. Người bệnh lưu ý đây chỉ là những phương pháp mang tính tạm thời, hoàn toàn không có khả năng thay thế các phương pháp y khoa hiện đại để điều trị:

  • Chườm đá lạnh: Lấy vải sạch bọc một vài viên đá lạnh để chườm trực tiếp vào hậu môn khoảng 10 - 15 phút, cứ sau một vài phút thì dừng lại nhằm tránh bị bỏng.
  • Dầu dừa: Vệ sinh cẩn thận hậu môn sau đó thoa dầu dừa trực tiếp, giữ nguyên trong vòng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Nha đam: Sử dụng phần gel nha đam bôi vào vị trí tổn thương đã được vệ sinh sạch sẽ trước đó, hoặc ép thành nước để uống hằng ngày.

Việc nắm bắt rõ được về nguyên nhân gây bệnh trĩ nội và giai đoạn tiến triển là điều kiện cần thiết để tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất, có thể chữa bệnh dứt điểm. Chính vì thế, tốt nhất là người bệnh hãy đến gặp bác sĩ tại những địa chỉ bệnh viện, phòng khám trĩ uy tín để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể.

cách chữa bệnh trĩ nội an toàn hiệu quả tốt nhất

Cách chữa bệnh trĩ nội bằng các loại thuốc Tây y

Với người bệnh trĩ nội mới ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc đường uống hoặc thuốc bôi, thuốc đặt điều trị tại chỗ. Công dụng của các loại thuốc chữa bệnh trĩ nội là kháng viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng ngứa rát, làm bền thành mạch, hỗ trợ làm búi trĩ thu nhỏ. Người bệnh phải tuân thủ những hướng dẫn về thời gian và liều lượng dùng thuốc của bác sĩ để đạt được hiệu quả và phòng ngừa tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, kết hợp với việc sử dụng thuốc thì người bệnh cũng đồng thời phải thực hiện một số lưu ý cần thiết để bệnh sớm hồi phục:

  • Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước, tránh xa các loại chất kích thích, đồ ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ và cay nóng.
  • Chỉ mặc các loại quần áo thoải mái, rộng rãi để tránh cọ xát, tác động vào vùng đang gặp phải tổn thương.
  • Không đứng, ngồi một chỗ quá lâu hay vận động, bê vác nặng, giữ cho tâm lý được thoải mái thư giãn.
  • Khi đại tiện không dùng sức rặn mạnh hoặc ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài, có thể ngâm hậu môn trong nước ấm giúp làm giảm khó chịu.

Điều trị bệnh trĩ nội an toàn hiệu quả tốt nhất bằng phương pháp PPH

Phương pháp PPH hiện đang là cách chữa bệnh trĩ nội hàng đầu, được nhiều chuyên gia đánh giá cao nhờ hiệu quả điều trị triệt để mà nó đem lại, không chỉ vậy còn đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh. Kỹ thuật PPH hoạt động theo nguyên lý sử dụng một thiết bị máy kẹp nhằm siết chặt vị trí búi trĩ và vùng niêm mạc hậu môn sa rồi cắt bỏ chúng. Tiếp đó, để đưa hình dáng cấu trúc của ống hậu môn trở lại như ban đầu, máy kẹp sẽ đồng thời khâu nối các phần niêm mạc lại với nhau.

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH phù hợp cho những trường hợp trĩ nội nặng, không còn điều trị được bằng thuốc uống hay thuốc bôi. Ngoài ra, bệnh nhân trĩ vòng, tổn thương xâm lấn phần lớn diện tích của hậu môn cũng có thể được bác sĩ chỉ định phương pháp này. Khi sử dụng PPH, người bệnh chỉ cảm thấy ít hoặc không hề đau đớn khó chịu, không gây chảy nhiều máu nhờ điều trị chính xác, vết thương nhỏ.

Sau khi cắt trĩ bằng phương pháp PPH, người bệnh được bảo đảm an toàn, không có biến chứng, giữ nguyên toàn vẹn cấu trúc và chức năng hoạt động của hậu môn - trực tràng. Phương pháp PPH không chỉ có thời gian tiến hành tiểu phẫu nhanh chóng trong khoảng 25 - 30 phút mà bệnh nhân còn không phải lưu lại viện dài ngày, bác sĩ chỉ cần theo dõi nếu không xảy ra dấu hiệu bất thường là sẽ được về nghỉ ngơi tại nhà.

Điều trị bệnh trĩ nội cần quan tâm những yếu tố nào?

Như các thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra và được điều trị ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường mới có thể phòng ngừa xảy ra hậu quả nghiêm trọng do bệnh trĩ nội kéo dài. Mặc dù vậy, nhằm bảo đảm cho quá trình điều trị bệnh trĩ nội an toàn thuận lợi, mang lại kết quả tốt thì người bệnh nên quan tâm đến một số yếu tố cụ thể bao gồm:

Giai đoạn và các cấp độ của bệnh trĩ nội

Nếu người bệnh đang băn khoăn bệnh trĩ nội có chữa khỏi được không thì mức độ của bệnh sẽ là một yếu tố không thể bỏ qua. Tuy là tình trạng không khó chữa, nhưng trĩ nội khi được tiến hành điều trị từ sớm ở cấp độ 1, 2 sẽ đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm công sức và tiền bạc hơn so với những trường hợp trĩ nội độ 3, 4 hoặc có kèm theo biến chứng. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan hay tự ý điều trị tại nhà mà thay vào đó hãy đến các bệnh viện, phòng khám trĩ uy tín để giải quyết triệt để.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội

Người bệnh nên cân nhắc để lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp nhất với mình, bởi những cách chữa bệnh trĩ nội dân gian thường chỉ có thể giúp cải thiện bớt triệu chứng, hay phẫu thuật cắt trĩ truyền thống lại gây ra đau đớn, người bệnh chảy nhiều máu, vết thương khó phục hồi và khả năng để lại sẹo là rất cao.

Ngược lại, những phương pháp hiện đại tiên tiến như kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH không chỉ đảm bảo tính an toàn, có thời gian điều trị ngắn mà còn bảo vệ chức năng hoạt động của hậu môn, đáp ứng yêu cầu của người bệnh về mặt thẩm mỹ.

Chi phí khám chữa bệnh trĩ nội

Trong quá trình thăm khám và điều trị trĩ nội thì chi phí là yếu tố quan trọng không thể thiếu và được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi việc nắm bắt cụ thể sẽ giúp người bệnh so sánh được mức giá ở các cơ sở y tế để xem xét lựa chọn địa chỉ phù hợp, cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất về tài chính của mình. Tuy nhiên, yếu tố chi phí thực tế sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề như cơ sở khám chữa, phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe và nhu cầu ở mỗi người khác nhau, không thể đưa ra một con số chính xác cho tất cả mọi trường hợp.

Địa chỉ y tế điều trị bệnh trĩ nội

Người bệnh không nên quá lo lắng về vấn đề chi phí, hoặc chủ quan không tìm hiểu kỹ bởi sẽ rất dễ lựa chọn phải một cơ sở y tế kém chất lượng, vừa không điều trị được dứt điểm mà thậm chí còn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Bởi vậy, một địa chỉ chữa bệnh trĩ tốt và uy tín có các bác sĩ giỏi chuyên môn, cơ sở kỹ thuật hiện đại sẽ quyết định được phần lớn kết quả khám chữa nên người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý tới yếu tố này.

Tại Hà Nội hiện nay, Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là địa chỉ uy tín, sự lựa chọn đáng tin cậy nếu người bệnh chưa biết cắt trĩ ở đâu tốt đạt hiệu quả cao. Phòng khám là nơi làm việc của những bác sĩ hàng chục năm kinh nghiệm, từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn, có sự đầu tư cơ sở vật chất khang trang đầy đủ, máy móc hiện đại hàng đầu. Phương pháp PPH chữa bệnh trĩ nội được phòng khám áp dụng rất thành công, giúp hàng ngàn người khỏi bệnh nhanh chóng. Chi phí cắt trĩ tại phòng khám Hưng Thịnh sẽ được giảm tới 30% khi người bệnh đăng ký lịch hẹn trước, có thể tiết kiệm được cả về thời gian và kinh tế.

Như vậy, trên đây là những thông tin giải đáp về bệnh trĩ nội độ 1, 2, 3, nguyên nhân, triệu chứng bệnh trĩ nội và cách chữa từ đội ngũ chuyên gia. Hy vọng rằng bài viết đã mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin và kinh nghiệm bổ ích, từ đó giúp mọi người đều có thể tự mình chủ động phòng tránh hoặc kịp thời thăm khám và điều trị trong trường hợp đang mắc phải. Để tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ tới hotline … hoàn toàn miễn phí của chúng tôi.

https://trinhgiangloi.webflow.io/suc-khoe/tri-noi-do-1-2

Bác sĩ Trần Thị Thành

Bác sĩ Trần Thị Thành là bác sĩ chuyên khoa I đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa Sản phụ khoa và có hơn 15 năm ở vị trí giảng viên bộ môn Sản đã tham gia đào tạo rất nhiều thế hệ y bác sĩ phụ khoa.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa năm 1972, bác sĩ Trần Thị Thành chuyển đến Đại học Y Thái Nguyên và làm giảng viên bộ môn Sản khoa. Năm 1997, bác sĩ Thành được mời về làm việc tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương và nắm giữ vị trí trưởng phòng chỉ đạo của bệnh viện. Với chuyên môn cao cùng với đạo đức nghề nghiệp tốt, bác sĩ Thành được bầu làm Giám đốc trung tâm tư vấn Sức khỏe sinh sản và KHHGĐ tại bệnh viện Phụ Sản TW từ năm 2005 đến nay.

Thành tích đạt được:

- Nhận được nhiều bằng khen, giấy khen giảng viên xuất sắc của trường Đại học Y Thái Nguyên.

- Được Sở y tế và Bộ y tế trao tặng nhiều giải thưởng với những đóng góp lớn trong ngành y học khám chữa sản phụ khoa.

- Được bệnh viện Phụ Sản Trung Ương mời về đảm nhiệm vị trí trưởng phòng chỉ đạo - bác sĩ Sản khoa.

- Trở thành giám đốc trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình tại bệnh viện.

Bằng những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, bác sĩ Trần Thị Thành sẽ tham vấn y khoa cho HiBacsi với các bài viết về lĩnh vực sản phụ khoa.

Đăng ký nhận tin mới

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Tất cả những thông tin chia sẻ trên trang web chỉ có tính chất tham khảo, chứ không thay cho việc chẩn đoán và chữa trị.
© 2019 Bản quyền thuộc về HiBacsi

Banner LeftTư vấn miễn phí