Đi đại tiện ra máu hay đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là hiện tượng không hiếm gặp ở nhiều người. Mặc dù không gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân nhưng đây lại là một trong những dấu hiệu khá nguy hiểm và cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau tại hậu môn, trực tràng. Chính vì vậy, sau đây Hi Bacsi sẽ chia sẻ với bạn thông tin về hiện tượng đi đại tiện ra máu nhưng không đau để có thêm những thông tin cần thiết cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bị bệnh gì?
Đi ngoài ra máu nhưng không đau là tình trạng bệnh nhân bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện. Tuy nhiên, thay vì có cảm giác đau rát và khó chịu do tổn thương tại hậu môn, trực tràng thì bệnh nhân hoàn toàn không có cảm giác gì. Đây là hiện tượng không hiếm gặp với nhiều người. Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan nên nhiều bệnh nhân thường bỏ qua và không có ý định tìm hiểu nguyên nhân cũng như các biện pháp chữa trị. Từ đó, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
Theo các chuyên gia, đại tiện ra máu chính là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về hậu môn, trực tràng khá nguy hiểm như sau:
Bệnh trĩ
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng đại tiện ra máu. Bệnh trĩ có hai dạng chủ yếu là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại.
Trong đó, bệnh trĩ nội là tình trạng xuất hiện các búi trĩ ở bên trong hậu môn, phía trên đường lược và cuối trực tràng. Các búi trĩ này không chứa dây thần kinh cảm giác nên thường không đây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân khi đi đại tiện. Tuy nhiên trong quá trình đi đại tiện, sự cọ sát của các khối phân cứng với búi trĩ sẽ gây ra tình trạng chảy máu hậu môn.
Đặc biệt, trong giai đoạn đầu các búi trĩ có kích thước nhỏ chưa xuất hiện bên ngoài hậu môn nên rất khó phát hiện. Như vậy, đi đại tiện ra máu nhưng không đau có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ nội.
>>>>> Top 10 địa chỉ phòng khám chữa bệnh trĩ tốt nhất
Polyp đại trực tràng
Polyp đại trực tràng được hiểu là sự xuất hiện của các khối polyp tại hậu môn, trực tràng. Những khối polyp này diễn biến khá phức tạp và nếu không điều trị có thể chuyển biến thành ung thư hậu môn, ung thư trực tràng.
Biểu hiện thường thấy của bệnh nhân mắc bệnh polyp hậu môn, đại trực tràng là đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau. Đồng thời, máu có thể lẫn với nhiều chất nhầy.
Táo bón
Táo bón là một trong những hiện tượng rối loạn đường tiêu hóa thường gặp ở không ít bệnh nhân. Biểu hiện thường thấy của những người bị táo bón là phân thường khô và cứng. Khi đi qua hậu môn người bệnh thường phải rặn mạnh mới có thể đẩy được các khối phân ra ngoài. Đồng thời, phân cứng có thể gây tổn thương tới thành hậu môn và dẫn tới đại tiện ra máu. Tuy nhiên, vì tổn thương khá nhỏ nên bệnh nhân thường không cảm thấy đau đớn và khó chịu.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn ở giai đoạn đầu cũng là nguyên nhân gây đi cầu ra máu tươi nhưng không đau. Đây là tình trạng ống hậu môn do thường xuyên bị tổn thương đã trở thành mãn tính và hình thành bệnh nứt kẽ hậu môn.
Biểu hiện thường thấy của bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn gồm có: Đi đại tiện ra máu, đau đớn, sưng tấy tại hậu môn khiến người bệnh có cảm giác đứng, ngồi không yên.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của bệnh thì chỉ có triệu chứng chảy máu diễn ra khá rõ ràng, còn lại đều không điển hình nên bệnh nhân không nhận biết được và thường xuyên gặp phải tình trạng đi đại tiện ra máu nhưng không đau.
Viêm đại tràng
Đây là bệnh về đường tiêu hóa có tỷ lệ người mắc phải khá cao. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa cho bệnh nhân như: Táo bón, tiêu chảy…
Biểu hiện thường thấy của bệnh nhân bị viêm đại tràng là: Đau bụng thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, đi ngoài ra máu nhưng không đau, trong phân chứa nhiều mủ hoặc máu nhầy…
Lời khuyên của chuyên gia:
Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm tại khu vực hậu môn trực tràng. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh không nên chủ quan xem nhẹ mà cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám tìm nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp khắc phục kịp thời. Tránh để tình trạng này kéo dài khi bệnh đã nặng thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn cũng như tốn kém về chi phí.
Trên đây là chia sẻ của blog sức khỏe Hi Bacsi về đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu được mức độ nguy hiểm của hiện tượng này và sớm có các biện pháp khắc phục hoặc điều trị. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.