Kinh nguyệt ra ít và kéo dài nhiều ngày là tình trạng mà không ít chị em gặp phải hiện nay. Theo các chuyên gia, đây là hiện tượng bất thường xảy ra do nồng độ hormone thay đổi, tác dụng phụ của thuốc hoặc do chức năng buồng trứng suy giảm, viêm nhiễm vùng kín...Dù là bất kỳ nguyên nhân nào thì điều này cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, chị em tuyệt đối không được chủ quan với hiện tượng này.
1/ Kinh nguyệt là gì?
Trước khi tìm hiểu về hiện tượng kinh nguyệt ra ít, các chuyên gia Sản phụ khoa muốn chị em hiểu đúng khái niệm kinh nguyệt. Trên thực tế, mặc dù kinh nguyệt luôn song hành cùng nữ giới từ khi bước vào tuổi dậy thì cho đến giai đoạn tiền mãn kinh thế nhưng nhiều chị em vẫn chưa hiểu đúng về hiện tượng này dẫn đến việc xảy ra nhiều hậu quả không mong muốn.
Theo đó, kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở nữ giới bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì, báo hiệu cho khả năng sinh sản của người phụ nữ. Kinh nguyệt có tính chất lặp lại với chu kỳ trung bình từ 27 - 32 ngày với số ngày hành kinh từ 3 - 7 ngày.
Nhiều chị em thường nghĩ rằng mỗi lần hành kinh, cơ thể chúng ta sẽ mất đi rất nhiều máu. Tuy nhiên, trên thực tế điều này không quá nghiêm trọng như vậy. Trung bình, trong mỗi lần hành kinh, số lượng máu mất đi khoảng 50 - 80ml, còn lại là các nội mạc, chất nhờn và một số chất khác.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra ít hoặc quá nhiều, màu sắc máu bất thường hoặc trong thời gian hành kinh thường xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội, tím tái mặt mày, nôn mửa hoặc tiêu chảy nặng...thì chị em cần đến ngay cơ sở y tế. Đây là những triệu chứng bất thường cảnh báo nữ giới đang gặp phải một số bệnh phụ khoa nguy hiểm.
2/ Hiện tượng kinh nguyệt ra ít là sao
Như đã nói ở trên, trung bình mỗi lần hành kinh, nữ giới sẽ mất đi khoảng 60 - 80ml máu kinh nguyệt (trong đó máu của cơ thể trong kinh nguyệt chỉ chiếm khoảng 36%, còn lại 64% là các thành phần khác như mô, niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung,...). Nếu chị em nhận thấy lượng máu ra mỗi lần kinh nguyệt ít hơn so với tháng trước, giảm khoảng 1 nửa từ 20 - 30ml thì chứng tỏ bản thân đang gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều và cụ thể là kinh nguyệt ra ít.
>>>>>>> Địa chỉ khám phụ khoa ở đâu tốt nhất
Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định lượng máu ra trong mỗi lần hành kinh là rất khó. Bạn có thể ước chừng bằng cách dựa vào số ngày hành kinh. Nếu chị em chỉ có 2 ngày “đèn đỏ” ở mỗi lần hành kinh thì chứng tỏ lượng máu mất đi sẽ rất ít. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể theo dõi lượng máu ra ít hay nhiều dựa vào việc quan sát lượng máu thấm hút trên băng vệ sinh.
Các chuyên gia nhận định kinh nguyệt ra ít là hiện tượng bất thường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này, nữ giới nên chú ý quan sát và tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp, tránh để xảy ra các hậu quả không mong muốn.
3/ Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít không đều
Kinh nguyệt ra ít không đều là hiện tượng khá phổ biến với chị em phụ nữ. Theo các chuyên gia, nếu tình trạng này ít khi xảy ra thì chị em không cần phải quá lo lắng, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu nhận thấy kinh nguyệt ra ít và có màu đen hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều thì cần phải tiến hành điều trị.
Trước khi áp dụng các biện pháp điều trị kinh nguyệt ít hiệu quả, bác sĩ cần phải xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì. Cụ thể, có một số lý do được đưa ra như sau:
1. Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể
Không ít chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều sau sinh cảm thấy lo lắng cho vấn đề sức khỏe của bản thân. Giải đáp vấn đề này các chuyên gia nhận định nhiều khả năng là do sự thay đổi đột ngột của các hormone trong cơ thể.
Theo đó, hormone là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ và tính chất của kinh nguyệt. Trong suốt cuộc đời của người phụ sẽ có 3 thời điểm nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi rõ rệt là khi bước vào độ tuổi dậy thì, sau khi sinh và trong giai đoạn tiền mãn kinh. Chính vì vậy, nếu chị em đang trải qua 1 trong 3 giai đoạn kể trên thì việc kinh nguyệt ra ít hay gặp phải các vấn đề bất thường là điều khó tránh khỏi.
Hầu hết các trường hợp ra kinh nguyệt ít do sự thay đổi hormone thường không gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe. Khoảng một thời gian sau, khi nồng độ hormone dần ổn định lại thì tình trạng rối loạn này sẽ không còn diễn ra nữa. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn thường xuyên gặp phải thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra. Rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm.
2. Rối loạn hoạt động tuyến giáp
Kinh nguyệt ra ít và kéo dài nhiều ngày có thể do nữ giới đang gặp phải tình trạng rối loạn hoạt động tuyến giáp. Vốn là cơ quan điều hóa quá trình trao đổi chất và sản sinh nội tiết tố của cơ thể. Vì vậy, nếu tuyến giáp hoạt động suy giảm hoặc quá mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng máu kinh nguyệt cũng như chu kỳ kinh.
Người gặp phải các vấn đề về tuyến giáp còn gặp thêm một số các biểu hiện khác như: cơ thể mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần, thường xuyên lo lắng, hồi hộp...Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy bản thân có các dấu hiệu này để có thể phòng tránh và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
3. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Ít ai biết rằng việc sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể là nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít. Thậm chí, một số trường hợp máu kinh còn chuyển sang màu đen hoặc gây mất kinh.
Đây được xem là các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc tránh thai, cảnh báo cơ thể đang có những phản ứng mạnh với các thành phần của thuốc. Trường hợp này bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể thay đổi loại thuốc hoặc áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác.
Ngoài ra, bên cạnh thuốc tránh thai, một số loại thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc tim mạch hoặc chống trầm cảm...cũng có những tác động đến chu kỳ và số lượng máu kinh nguyệt. Do đó, nữ giới cần đặc biệt chú ý.
4. Hội chứng buồng trứng đa nang
Là hội chứng gây rối loạn cân bằng hormone khá phổ biến ở nữ giới hiện nay. Theo đó, nồng độ hormone nam Androgen trong cơ thể người phụ nữ gia tăng bất thường khiến cho quá trình phát triển của nang noãn bị gián đoạn, buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ, trứng không thể trưởng thành dẫn đến tình trạng vô kinh hoặc kinh nguyệt ít.
Người mắc phải hội chứng này ngoài dấu hiệu kinh nguyệt không đều, ra ít còn xuất hiện các dấu hiệu khác như: da nhờn, mọc nhiều lông, tăng cân bất thường, mặt nổi nhiều mụn trứng cá, đau vùng xương chậu...Nếu không được chữa trị sớm, nữ giới sẽ có nguy cơ cao bị vô sinh hiếm muộn.
5. Suy giảm chức năng buồng trứng
Đây là nguyên nhân khiến nhiều chị em độ tuổi trung niên gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra ít. Buồng trứng vốn là cơ quan sản sinh hormone progesterone và estrogen nên khi cơ quan này bị suy giảm (đặc biệt là do yếu tố tuổi tác) khả năng sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia, suy buồng trứng thường có thể xuất phát từ yếu tố tuổi tác hoặc do hệ quả của rối loạn kinh nguyệt kéo dài, viêm nhiễm vùng kín, lạm dụng chất kích thích hoặc phá thai bừa bãi. Bệnh còn gây giảm trí nhớ, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, da nhăn nheo, ngực chảy xệ…
6. Mắc các bệnh viêm phụ khoa
Viêm âm đạo, viêm tử cung...là những căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa có các biểu hiện ban đầu là tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài nhiều ngày. Ngoài ra, khi mắc phải các bệnh lý này, nữ giới còn gặp phải các triệu chứng bất thường khác như: đau bụng dữ dội, khí hư có mùi hôi và màu sắc bất thường…
Ngoài ra, hiện tượng kinh nguyệt ra ít và kéo dài nhiều ngày còn có thể là biểu hiện của bệnh polyp cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung...Để xác định chính xác nguyên nhân cũng như có hướng điều trị phù hợp, bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.
>>>>>>> Chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền
4/ Kinh nguyệt ra ít có sao không?
Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì không? Kinh nguyệt ra ít có sao không? Đây là những câu hỏi khiến không ít chị em băn khoăn, trăn trở hiện nay. Như những chia sẻ trên, kinh nguyệt ít thường xuất phát từ các vấn đề bất thường của cơ thể. Vì vậy, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản. Cụ thể:
a. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Kinh nguyệt ra ít là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung...Đây là những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị sớm.
b. Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn
Phụ nữ có kinh nguyệt ra ít và có màu đen hoặc các màu sắc bất thường khác là triệu chứng báo hiệu buồng trứng đang gặp phải vấn đề. Điều này khiến cho chất lượng trứng giảm, trứng không rụng hoặc khi rụng thì khó thụ tinh dù đã gặp được tinh trùng...Điều này khiến nữ giới bị vô sinh hiếm muộn.
c. Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì không? Những rối loạn sinh lý, bất thường tại bộ phận sinh dục khiến nữ giới suy giảm ham muốn, thậm chí lãnh cảm, sợ quan hệ tình dục...Việc này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
5/ Kinh nguyệt ra ít không đều phải làm sao?
Chính những ảnh hưởng nghiêm trọng mà tình trạng ra ít kinh nguyệt và kéo dài có thể gây ra cho sức khỏe nữ giới, các chuyên gia khuyến cáo chị em tuyệt đối không được chủ quan với vấn đề này. Tốt nhất nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm, tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Căn cứ vào kết quả siêu âm, xét nghiệm, bác sĩ mới có thể kết luận chính xác nguyên nhân từ đó đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Trong trường hợp kinh nguyệt ra ít chỉ xuất phát từ việc thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn nhạy cảm của cơ thể hoặc do nữ giới có tâm lý không ổn định thì không cần quá lo lắng. Trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định nữ giới điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống một cách khoa học, hợp lý thì tình trạng này sẽ không diễn ra nữa.
Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài xuất phát từ các nguyên nhân phức tạp hơn như: mắc bệnh viêm phụ khoa, buồng trứng đa nang, polyp tử cung, suy buồng trứng...bạn cần phải tiến hành điều trị y khoa theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đa phần, với những trường hợp mắc bệnh lý mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ cần điều trị nội khoa bằng một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm nhằm tiêu diệt vi khuẩn và các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, với những trường hợp mắc bệnh nặng, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp can thiệp ngoại khoa để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển xấu, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Ngoài việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày, thay băng vệ sinh thường xuyên. Nếu có ý định sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín nên trao đổi trước với bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Không sử dụng các chất kích thích, đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ và gia vị vì dễ gây kích ứng cho bộ phận sinh dục, ảnh hưởng đến đường tiết niệu
- Tăng cường bổ sung rau xanh, ngũ cốc và các loại thực phẩm giúp sản xuất hormone estrogen trong cơ thể như: đậu nành, nấm, đậu đen…
- Uống nhiều nước để tránh hiện tượng khô rát, giúp hệ tiêu hóa và bài tiết hoạt động tốt hơn
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để ổn định nội tiết tố, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
- Tránh căng thẳng, lo lắng để không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nội tiết tố
- Sử dụng bao cao cao su khi quan hệ tình dục để hạn chế việc dùng thuốc tránh thai cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: lậu, giang mai, HIV...
6/ Một số câu hỏi khác liên quan đến tình trạng kinh nguyệt ra ít không đều
Kinh nguyệt không đều có thai không?
Một người phụ nữ có kinh nguyệt không đều vẫn có thể mang thai và sinh con. Chỉ cần vào thời điểm trứng rụng, tinh trùng và trứng gặp được nhau và thụ tinh thành công.
Tuy nhiên, quá trình này sẽ khó khăn hơn bình thường vì nữ giới không nắm bắt được thời gian rụng trứng nên gây khó khăn cho quá trình thụ tinh. Để quá trình thụ thai diễn ra đơn giản và dễ dàng hơn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Kinh nguyệt không đều sau sinh có nguy hiểm không?
Hầu hết chị em sau sinh đều gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Những điều này là hoàn toàn bình thường vì cơ thể lúc này đang có sự thay đổi đột ngột về nồng độ hormone trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn trong thời gian dài thì chị em tuyệt đối không được chủ quan. Tốt nhất nên liên hệ với bác sĩ và đến trực tiếp cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Trên đây là một số giải đáp về tình trạng kinh nguyệt ra ít và kéo dài nhiều ngày. Hy vọng, bài viết đã giúp chị em phụ nữ có được những kiến thức hữu ích, giúp phòng tránh và điều trị các vấn đề về sức khỏe một cách hiệu quả. Nếu có thắc mắc, bạn đọc hãy liên hệ đến số điện thoại:...để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp một cách nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.