Bị chậm kinh là hiện tượng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ. Vậy nguyên nhân chậm kinh nguyệt là do đâu thì không phải chị em nào cũng biết. Chu kỳ kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu về tình trạng sức khỏe sinh sản của nhiều chị em. Chính vì thế, rất nhiều người hoang mang không biết phải làm thế nào khi gặp phải hiện tượng này. Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt ở phụ nữ để có thêm những kiến thức cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân mình nhé.
Chậm kinh hay còn gọi là trễ kinh ở nữ giới là dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này có thể xuất phát ở nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cho dù là nguyên nhân nào thì đây cũng là hiện tượng đáng lo ngại mà chị em cần quan tâm. Đối với người có kinh nguyệt bình thường và ổn định một chu kỳ có thể từ 28 – 32 ngày phổ biến là khoảng 28 ngày nếu như theo dõi chu kỳ kinh nguyệt mà không thấy có kinh sau 7 ngày thì lúc này bạn đã rơi vào tình trạng chậm kinh.
Nguyên nhân chậm kinh nguyệt ở phụ nữ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm kinh ở phụ nữ, theo chuyên gia tại các phòng khám phụ khoa uy tín cho biết các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Mang thai: Nguyên nhân đầu tiên mà các chị em phụ nữ thường nghĩ tới khi bị trễ kinh nguyệt đó chính là mang thai. Tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ có thể xảy ra khi trước đó chị em có quan hệ tình dục. Còn đối với những bạn gái chưa từng quan hệ mà bị chậm kinh thì cần lưu ý những nguyên nhân khác dưới đây.
- Cân nặng thay đổi đột ngột: Có thể do thói quen chán ăn, ăn uống không điều độ, luyện tập thể dục thể thao quá sức khiến cho cơ thể tăng hoặc giảm cân đột ngột lúc này nội tiết tố nữ không sản sinh ra nhiều, không làm dày thành tử cung dẫn đến hiện tượng chậm kinh.
- Căng thẳng kéo dài: Nếu công việc hoặc cuộc sống khiến bạn căng thẳng, chấn động tâm lý cũng khiến kinh nguyệt bị chậm. Vì khi não bị ảnh hưởng từ những vấn đề gia đình, đau buồn hoặc biến cố nào đó thì sẽ khiến vùng dưới đồi của não hạn chế sản sinh hormone điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
- Có vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác nhau để cơ thể vận hành tốt, nếu tuyến giáp bị mất cân bằng (có thể là suy giảm hoặc tăng cường hoạt động) thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng bị ảnh hưởng. Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng rối loạn tuyến giáp nào hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang: Khi nữ giới mắc hội chứng này nội tiết tố bị mất cân bằng khiến hàm lượng hormone trong cơ thể bị thay đổi gây hạn chế rụng trứng. Hiện nay số lượng nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt do hội chứng buồng trứng đa nang ngày càng nhiều, nếu không điều trị nó có thể khiến bạn bị mất kinh hoàn toàn. Người bị hội chứng này có thể bị phát triển lông ở một số vùng như: ngực, mặt, tăng cân, tiềm ẩn những nguy cơ về việc sinh sản.
- Bệnh mãn tính: Nếu bạn gặp phải một bệnh mãn tính nào đó gây ức chế hệ thống chung của cơ thể cũng có thể gây mất kinh.
- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai nhiều thì có thể khiến kinh nguyệt bị chậm, đây là một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai.
- Mãn kinh sớm: Nếu bạn đang ở dưới tuổi 40 mà bị chậm kinh có thể do cơ thể bạn đang gặp phải tình trạng mãn kinh sớm, nguyên nhân do thiếu hụt một lượng hormone đáng kể dẫn đến mãn kinh. Ngoài việc chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt còn có các triệu chứng: nóng trong, đổ mồ hôi nhiều, âm đạo khô… tuy nhiên tình trạng này không quá phổ biến.
Chậm kinh nguyệt ở phụ nữ có ảnh hưởng gì?
Có rất nhiều chị em suy nghĩ đơn giản rằng hiện tượng chậm kinh nguyệt không có gì đáng lo lắng vì nó có thể là hiện tượng bình thường nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Chậm kinh có thể là lời cảnh báo cho nữ giới biết bạn đang gặp phải một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, cụ thể:
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Chậm kinh gây ảnh hưởng đến tâm lý nữ giới, chị em sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng, bứt rứt trong người vì không biết mình bị làm sao, không biết khi nào có kinh nguyệt.
- Gây vô sinh, hiếm muộn: Tình trạng chậm kinh khiến chị em phụ nữ không tính được thời điểm trứng rụng, tác động đến thời điểm vàng, hoạt động của buồng trứng, dễ dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
- Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa cao: Kinh nguyệt chậm có thể là cảnh báo một số nguy cơ mắc bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản như: u nang buồng trứng, u xơ…nếu không điều trị sớm bệnh nặng gây nhiều biến chứng mà ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khiến phái nữ gặp phiền toái: Chậm kinh khiến nữ giới gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tinh thần giảm sút, gây mất tập trung, ảnh hưởng đến công việc.
- Khiến da dẻ xuống sắc: Chậm kinh còn khiến da của chị em bị sạm đen, nổi mụn, nám và tàn nhang xuất hiện.
Chậm kinh nguyệt nguyên nhân có thể do mang thai nhưng cũng có thể là do nguyên nhân bệnh lý. Do đó, khi gặp phải hiện tượng này, chị em đừng ngần ngại mà hãy tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra nhằm xác định xem mình đang gặp phải vấn đề gì để có biện pháp xử lý phù hợp.
Vừa rồi là một số chia sẻ của HiBacsi về những nguyên nhân chậm kinh nguyệt ở nữ giới. Nếu bạn còn có thắc mắc nào khác, hãy tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ để được hỗ trợ giải đáp trực tiếp.
Xem thêm: Chậm kinh 2 tháng có sao không?