Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do đâu, triệu chứng là gì và cách chữa trị rối loạn kinh nguyệt cho các bạn gái khi gặp phải hiện tượng này như thế nào? Hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa của Hi Bacsi tìm hiểu về những thông tin trên trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì được ví von là "cột mốc" đánh dấu sự phát triển, thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý của người con gái. Bên cạnh sự thay đổi ở bên ngoài cơ thể, thì rối loạn kinh nguyệt cũng là một biến đổi phổ biến nhất bên trong cơ thể nữ giới. Điều này khiến không ít các bạn nữ lo lắng, sợ hãi.
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày, và cứ 28 – 35 ngày thì chị em lại xuất hiện kỳ kinh một lần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chị em, nhất là các bạn gái đang trong giai đoạn dậy thì lại thường xuyên gặp phải các dấu hiệu bất thường của kỳ kinh nguyệt (hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt) được biểu hiện qua: ngày kinh dài – ngắn, số lượng máu kinh, tính chất máu kinh,…
Theo các chuyên gia, thủ phạm gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là do một trong số các nguyên nhân như: các chức năng của buồng trứng của nữ giới chưa được hoàn thiện, nội tiết tố không đều, buồng trứng phóng noãn thất thường khiến có tháng xuất hiện kinh nguyệt 2 lần, có tháng chậm kinh không thấy xuất hiện. Đây là dấu hiệu sinh lý hết sức bình thường do đó bạn gái và các bà mẹ không cần quá lo lắng.
Sau một thời gian dài có kinh nguyệt, các bộ phận và tâm sinh lý của nữ giới được ổn định hơn thì các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sẽ tự khắc biến mất. Mặc dù vậy, các triệu chứng của hiện tượng này cũng khiến bạn gái phải gánh chịu không ít đau đớn, mệt mỏi, gây phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Cũng như các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt gặp phải ở các chị em khác, nữ giới trong độ tuổi dậy thì có thể xuất hiện các triệu chứng kinh nguyệt không đều như:
- Biểu biện qua độ dài kỳ kinh
Độ dài của chu kì kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện máu kinh cho đến khi máu kinh xuất hiện ở kỳ kinh tiếp theo, nói cách khác chính là khoảng thời gian giữa 2 kỳ kinh liên tiếp. Vòng lặp này dao động trong khoảng 28 – 35 ngày thì được xem là kỳ kinh bình thường. Còn khi kỳ kinh xuất hiện quá sớm hay đến quá muộn thì được xem là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
Thông thường, kỳ kinh đến sớm hơn hoặc muộn hơn trong khoảng 7 ngày và ít khi xuất hiện thì không có vấn đề gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu bạn gái đã có kinh nguyệt được một thời gian dài và hiện tượng này xuất hiện thường xuyên, thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
- Biểu hiện qua số ngày hành kinh
Nhiều bạn gái trong độ tuổi dậy thì phải đối mặt với tình trạng số ngày hành kinh ít hơn 2 ngày hoặc kéo dài hơn 7 ngày.
- Biểu hiện qua lượng máu kinh
Các chuyên gia cho biết, khoảng 50ml là lượng máu kinh trong một chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Trong khi đó, ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì thường xuyên xảy ra tình trạng lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều so với lượng máu này, đi kèm là hiện tượng đau bụng dưới âm ỉ.
Trường hợp bạn gái bị rong kinh, bản thân bạn gái và các bà mẹ cần hết sức chú ý, cần cung cấp thêm các thực phẩm giàu dưỡng chất nhất là chất sắt và kẽm vào thực đơn ăn uống mỗi ngày để có thể bổ sung lại lượng máu đã mất trong suốt kỳ kinh.
Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Để giảm thiểu tối đa những khó chịu cũng như những ảnh hưởng của hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì đến cuộc sống thường ngày, các bạn gái nên:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, không sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, các chất kích thích: rượu, bia, cà phê,.. các đồ lạnh khi đang có kinh.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Không vận động mạnh, không tập thể dục thể thao quá sức.
- Không ngâm mình trong nước.
- Vệ sinh cơ thể nhất là vùng kín sạch sẽ, đúng cách bằng nước ấm.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên, trung bình khoảng 4h/1 lần.
- Không nên mặc quần quá chật, khiến vùng kín ẩm ướt tạo điểu kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Đối với các trường hợp đau bụng lâu, kinh nguyệt không đều có thể đến khám tại các phòng khám phụ khoa uy tín để đảm bảo sức khỏe tốt nhất
- Nghỉ ngơi thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
- Trường hợp nữ giới bị đau bụng kinh (thống kinh) thì có thể chườm nóng ở vùng bụng để giảm bớt đau đớn.
Như vậy, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì không phải là vấn đề đáng lo ngại, tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài kèm theo các dấu hiệu như: máu kinh vón cục, vùng kín ngứa ngáy và có mùi hôi khó chịu,… hay trường hợp nữ giới trên 18 tuổi nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt(bế kinh) thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân từ đó có được giải pháp xử lý kịp thời.
Xem thêm:
Trên đây là những kiến thức hữu ích về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì mà Blog sức khỏe Hi Bacsi đã gửi đến bạn đọc. Nếu cần tư vấn hay còn điều gì thắc mắc, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được giải đáp trực tiếp.