Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư thường gặp thứ 2 ở phái nữ, không chỉ gây ảnh hưởng đến kinh tế, hạnh phúc gia đình mà còn gây ảnh hưởng đến tính mạng khi tỷ lệ tử vong khá cao. Vậy đâu là nguyên nhân ung thư cổ tử cung, triệu chứng ung thư cổ tử cung như thế nào, ung thư cổ tử cung có chết không, hãy cùng phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tìm hiểu ngay về căn bệnh u cổ tử cung dưới bài viết này nhé.
Hình ảnh ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung là một bộ phận dài khoảng 2-3cm, là phần dưới của tử cung có chức năng sản xuất dịch nhầy giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển vào sâu bên trong; bảo vệ thai nhi ngoài ra còn có tác dụng đưa máu ra ngoài cản trở sự nhập của vi khuẩn.
Ung thư cổ tử cung là bệnh phụ khoa gây ra khi tế bào niêm mạc cổ tử cung đột biến, không kiểm soát được sự phát triển tạo nên các khối u và xâm lấn các khu vực xung quanh và có thể di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Theo Th.S.BS. Lê Quang Thanh( Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ): “Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 5000 ca mắc ung thư cổ tử cung, trong đó một nửa không qua khỏi. Tính trung bình mỗi ngày có 14 người mắc bệnh, trong đó bảy người tử vong”. Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất trên nữ giới chỉ sau ung thư vú và có nguy cơ tử vong cao.
Ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở độ tuổi 30-65 tuổi nhiều nhất là khoảng từ 35 đến 55 tuổi. Bệnh ung thư cổ tử cung bao gồm giai đoạn tiền ung thư và 4 giai đoạn I, II, III, IV.
Nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Tuy nhiên theo thống kê gần 99% bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung bị nhiễm virus HPV.
-Nhiễm HPV có phải sẽ bị ung thư cổ tử cung?
Có khoảng 40/140 chủng vi khuẩn HPV gây ra các bệnh ở cơ quan sinh dục như viêm nhiễm, ung thư âm đạo, ung thư dương vật,. ung thư hậu môn,.... Nhiễm HPV sẽ gây nhiều bệnh lý vùng sinh dục và ung thư cổ tử cung là bệnh lý nặng nhất, không phải trường hợp nào nhiễm HPV cũng bị ung thư cổ tử cung.Trong 140 chủng chỉ có chủng HPV 16 và HPV 18 là hai chủng gây ung thư cổ tử cung thường gặp nhất sau đó đến HPV 31, HPV 33, HPV 45.
- Do di truyền: Trong gia đình các thế hệ trước có mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì khả năng bạn mắc bệnh khá cao.
- Trải qua nhiều lần sinh nở: Phụ nữ sinh nhiều con từ 3 con trở lên có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung gấp đôi người bình thường.
- Quan hệ tình dục sớm, sinh con quá sớm: Thực tế cho thấy người lập gia đình sớm, sinh con trước 17 tuổi thường có khả năng mắc ung thư cổ tử cung cao hơn.
- Sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai gây viêm niêm mạc màng trong cổ tử cung. Việc này xuất hiện nhiều lần xảy ra thường xuyên trở thành mãn tính sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
- Thuốc lá: Việc sử dụng thuốc lá hoặc ngửi mùi thuốc lá quá nhiều, các chất độc hại trong thuốc lá đi vào cơ thể làm giảm tế bào tốt, thúc đẩy tế bào ác tính phát triển.
- Vệ sinh vùng sinh dục không tốt gây viêm nhiễm cũng làm tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung.
>>>>>>>>> xét ngiệm hpv là gì
Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu không rõ ràng khó có thể nhận biết. Khi tế bào ung thư phát triển mạnh hơn sẽ có 1 số biểu hiện ung thư cổ tử cung như sau:
- Đi tiểu ra máu: Khi các chị em có biểu hiện đi tiểu nhiều hơn, tiểu són, tiểu ra máu nên đến cơ sở y tế ngay để thăm khám. Đi tiểu ra máu, đi nhiều lần cũng có nguy cơ khá cao ung thư đã lây qua các bộ phận bên cạnh thường bị lẫn với dấu hiệu do viêm niệu đạo.
- Đau vùng chậu, đau chân: Các khối u khi phát triển lớn, xâm lấn vị trí xung quanh chèn vào các dây thần kinh vùng chậu sẽ gây đau vùng chậu, đau chân, sưng chân. Thời điểm đầu cơn đau có thể chỉ hơi ê ẩm, không xuất hiện nhiều. Nếu trước đó bạn chưa từng có biểu hiện này và đột ngột xuất hiện bạn nên đến các bệnh viện tiến hành thăm khám sức khỏe sớm.
- Đau khi quan hệ tình dục: Trong quan hệ với bạn tình thường ngày đột nhiên bạn cảm thấy đau và chảy máu âm đạo khi quan hệ thì đó cũng có thể bạn đang có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
- Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn và ra nhiều kinh: Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi dài hơn có thể do 1 số bệnh lý khác tuy nhiên khi có thêm tình trạng chảy máu âm đạo trong thời kỳ kinh nguyệt đây chính là những dấu hiệu bạn nên lưu ý về bệnh u cổ tử cung.
- Dịch âm đạo có mùi, màu vàng: Dịch âm đạo thông thường có màu trắng trong, không có mùi nếu dịch âm đạo bất ngờ có mùi hôi khó chịu, chuyển sang màu vàng là dấu hiệu bạn có thể bị nhiễm bệnh lý về sinh dục trong đó có ung thư cổ tử cung cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh.
- Mệt mỏi, sút cân bất thường: Sụt cân bất thường, người gầy gò, mệt mỏi không rõ nguyên nhân cũng là 1 trong những biểu hiện của bệnh ung thư. Hệ miễn dịch kém các tế bào.
Triệu chứng biểu hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Ung thư giai đoạn cuối sẽ có biểu hiện rõ ràng hơn như:
- Giảm cân nhanh: Ung thư cổ tử cung làm giảm nhanh các tế bào hồng cầu, cơ thể bị thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn giảm cân nhanh chóng.
- Đau lưng, phù chân: Việc đau lưng, đau chân xảy ra thường xuyên, đau dữ dội do dây thần kinh bị chèn ép quá nhiều.
- Vùng bụng dưới đau âm ỉ hoặc dữ dội.
- Khó thở, buồn nôn: Các khối u phát triển bên ngoài tử cung di căn ra các bộ phận khác có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường hô hấp gây nên triệu chứng khó thở hoặc buồn nôn.
- Quan hệ tình dục đau kéo dài, dữ dội áp dụng các biện pháp chữa trị nhưng không đỡ.
Bệnh ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?
Tác hại của bệnh ung thư cổ tử cung:
- Làm cho sức khỏe giảm sút, gây thiệt hại về kinh tế: Bệnh ung thư cổ tử cung làm cho sức khỏe người bệnh giảm sút nhanh chóng. Không chỉ vậy chi phí khám, chữa bệnh ung thư cổ tử cung cũng khá lớn đặc biệt khi càng phát hiện muộn chi phí càng đắt hơn. Do đó bạn nên thường xuyên khám định kỳ, sàng lọc các biểu hiện ung thư cổ tử cung. Nếu thấy có dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung nên đến gặp bác sĩ nhận tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp đúng giai đoạn.
- Ảnh hưởng đến việc sinh sản: Trường hợp bị ung thư cổ tử cung phát hiện muộn phải tiến hành cắt bỏ tử cung, xạ trị hoặc hóa trị gây mất khả năng sinh con. Tác hại này đặc biệt nguy hiểm hơn nếu xuất hiện vào giai đoạn trẻ 20 - 30 tuổi.
- Ung thư cổ tử cung có chết không? Khi bệnh ung thư cổ tử cung phát hiện giai đoạn cuối khả năng điều trị khó hơn, khối u di căn sang các bộ phận khác như xương, não, phổi,... gây ảnh hưởng tính mạng người. Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?
Ung thư cổ tử cung khi được phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư khả năng chữa khỏi và khả năng sống trên 5 năm lên đến trên 95%. Đến giai đoạn 1 tỉ lệ này còn 80 - 90%, giai đoạn 2 sụt giảm nhanh chóng chỉ còn từ 50 - 60%. Khi chuyển sang giai đoạn 3 bệnh nhân còn 25 - 35% khả năng sống được trên 5 năm. Giai đoạn cuối cùng khi bệnh đã di căn đến 90% bệnh nhân tử vong trong vòng 5 năm sau khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối.
Ung thư cổ tử cung có chữa được không bằng cách nào
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi, tỷ lệ sống trên 5 năm cao nếu được phát hiện và điều trị sớm. Càng phát hiện muôn khả năng chữa trị càng khó hơn. Do đó chị em nên thường xuyên đi khám định kỳ để sớm sàng lọc, phát hiện ung thư cổ tử cung nếu có.
Trường hợp đã đi khám và xác định mắc ung thư cổ tử cung, tùy theo mỗi giai đoạn các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp thực hiện theo thể trạng và tình hình bệnh. Bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn để đảm bảo việc chữa ung thư cổ tử cung đạt hiệu quả tốt nhất.
Ở giai đoạn I, cách chữa ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung, xạ trị. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 và 3 thường áp dụng biện pháp xạ trị và hóa trị, có thể cắt bỏ tử cung và buồng trứng. Bước sang giai đoạn cuối khi đã có sự di căn của các khối u việc điều trị sẽ tập trung điều trị các triệu chứng xảy ra giảm đau đớn cho người bệnh, kéo dài thời gian sống.
Để hạn chế bệnh ung thư cổ tử cung chị em phụ nữ nên:
- Thường xuyên đến các phòng khám phụ khoa để thăm khám phụ khoa định kỳ, tiến hành sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung.
- Tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung HPV từ thời điểm 9 - 26 tuổi khi chưa quan hệ tình dục để đem lại hiệu quả phòng ngừa tốt nhất.
- Vệ sinh các bộ phận sinh dục hàng ngày sạch sẽ, không mặc quần lót quá chật tránh viêm nhiễm
- Quan hệ tình dục lành mạnh, thủy chung 1 vợ 1 chồng, hạn chế sử dụng thuốc tránh thai.
- Không quan hệ sớm, tránh hiện tượng mang thai ngoài ý muốn trước 18 tuổi.
- Mỗi gia đình chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tăng sức đề kháng cho cơ thể
Trên đây là những thông tin về ung thư cổ tử cung, các dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung và các nguyên nhân ung thư cổ tử cung. Nếu có bất cứ biểu hiện, triệu chứng ung thư cổ tử cung nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả. Chúc chị em luôn xinh đẹp và khỏe mạnh!