Bệnh viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng các cơ quan sinh sản khá phổ biến ở nữ giới hiện nay, đặc biệt là ở những chị em trong độ tuổi sinh sản. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt, bệnh còn là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị viêm vùng chậu là điều mà nữ giới cần biết để bảo vệ hiệu quả sức khỏe bản thân.
1/ Bệnh viêm vùng chậu là gì?
Viêm vùng chậu tên tiếng Anh là Pelvic Inflammatory Disease, được viết tắt là PID. Đây là bệnh phụ khoa nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản vùng chậu của nữ giới như: cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, phúc mạc chậu…do vi khuẩn gây ra.
Trên thực tế, ngay cả khi khỏe mạnh, vi khuẩn cũng đã tồn tại trong âm đạo của nữ giới. Tuy nhiên, chúng luôn duy trì sự cân bằng với lợi khuẩn nên không gây ra hiện tượng viêm nhiễm hay bất thường nào ở cơ quan sinh sản. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc gặp phải sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào sẽ gây tổn thương cho các cơ quan này, gây nên tình trạng viêm vùng chậu.
Thống kê cho thấy, bệnh thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi từ 15 đến 24. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người ngoài độ tuổi này sẽ không có khả năng mắc bệnh. Theo các chuyên gia, người có đời sống quan hệ tình dục phức tạp, vệ sinh vùng kín không đảm bảo, từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục...đều là đối tượng rất dễ gặp phải căn bệnh phụ khoa này.
Ở giai đoạn đầu, viêm vùng chậu chỉ gây sưng đỏ, ngứa ngáy. Tuy nhiên, sau một thời gian sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính, dẫn đến làm xơ hóa, biến dạng các cơ quan sinh sản, dẫn đến nguy cơ vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, bệnh viêm vùng chậu là một trong những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm mà chị em tuyệt đối không được chủ quan.
>>>>>> Địa chỉ chữa vô sinh hiếm muộn ở đâu tốt nhất
2/ Nguyên nhân bị viêm vùng chậu
Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây nên căn bệnh viêm vùng chậu xuất phát chủ yếu từ sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường tình dục. Đây có thể là vi khuẩn từ bên ngoài hoặc do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại bên trong âm đạo.
Cụ thể, những nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ quan sinh sản và gây viêm vùng chậu bao gồm:
1. Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách
Cơ quan sinh dục dục nữ có cấu trúc mở và thường ẩm ướt. Đặc biệt, vào những ngày có kinh nguyệt, khi quan hệ tình dục, nếu không được vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Chính vì vậy, các bác sĩ sản phụ khoa luôn khuyến cáo chị em đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh vùng kín. Thay quần lót hàng ngày, không thụt rửa âm đạo sâu, không sử dụng các dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh...là những việc làm đơn giản nhưng lại ngăn ngừa hiệu quả các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm.
>>>>>>>> Phòng khám phụ khoa uy tín nhất Hà Nội
2. Quan hệ tình dục không lành mạnh
Một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh viêm vùng chậu có số lượng người mắc lớn và không ngừng gia tăng hiện nay chính là việc nữ giới thiếu kiến thức về đời sống tình dục. Theo đó, việc quan hệ với bạn tình mắc các bệnh nam khoa hay bệnh xã hội nguy hiểm là con đường lây nhiễm bệnh viêm vùng chậu nhanh và đáng sợ nhất.
Bên cạnh đó, việc quan hệ thô bạo, không đúng cách sẽ làm cho niêm mạc vùng kín bị tổn thương, xuất hiện các vết xước, chảy máu...Điều này là cơ hội để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây nên viêm vùng chậu.
3. Viêm nhiễm sau khi nạo phá thai hoặc sau khi sinh
Nữ giới nếu từng nạo phá thai hoặc sinh đẻ nhiều lần, tử cung sẽ gặp phải tổn thương nhất định. Vì vậy, nếu không vệ sinh vùng kín đảm bảo, đây sẽ cơ hội thuận lợi để vi khuẩn và các tác nhân gây hại xâm nhập vào trong tử cung, gây viêm tử cung và sau đó lan sang các cơ quan khác, dẫn đến viêm vùng chậu.
Nếu bạn nạo phá thai không an toàn rất dễ dẫn đến tình trạng sót nhau, thai chết lưu...gây viêm nhiễm tử cung. Với những chị em vừa mới sinh, máu sản dịch vẫn thường xuyên tiết ra nên nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ dẫn dễ gây viêm âm đạo, viêm cổ tử cung...
4. Biến chứng sau phẫu thuật, can thiệp điều trị
Không ít chị em được chẩn đoán bị viêm vùng chậu do đặt vòng tránh thai, thực hiện các phương pháp thông tắc vòi trứng, điều trị bóc tách u xơ tử cung...không đúng cách, không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh. Vì vậy, việc lựa chọn các cơ sở y tế và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ có ý nghĩa rất lớn đến kết quả điều trị bệnh cũng như sức khỏe của nữ giới.
5. Lây nhiễm từ các cơ quan lân cận khác
Chị em bị viêm ruột thừa, viêm bàng quang, viêm màng bụng...nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ bắt đầu lây lan sang các cơ quan sinh sản lân cận như: buồng trứng, tử cung...gây nên tình trạng viêm vùng chậu.
3/ Dấu hiệu triệu chứng người bị viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu có 2 giai đoạn phát triển là cấp tính và mạn tính. Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu viêm vùng chậu không quá rõ ràng nên thường không được phát hiện sớm. Chỉ khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, các triệu chứng của bệnh mới đặc biệt hơn nên chị em mới bắt đầu tới các cơ sở y tế để kiểm tra.
Theo các chuyên gia, các triệu chứng viêm vùng chậu mà chị em thường gặp gồm:
a. Ra khí hư bất thường
Ở trạng thái bình thường, khí hư sẽ có màu trắng hơi trong, khá dai, không mùi hoặc mùi hơi tanh. Khi bị viêm vùng chậu, chị em sẽ thấy khí hư ra nhiều hơn bình thường, có mùi hôi tanh, màu xanh, vàng, nâu...thậm chí có lẫn máu bên trong.
b. Xuất huyết âm đạo bất thường
Nếu không phải trong kỳ kinh nguyệt, việc xuất huyết âm đạo là một biểu hiện bất thường của cơ thể, cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa. Trong đó, nhiều khả năng đây là triệu chứng viêm vùng chậu.
Theo đó, khi bị viêm vùng chậu, tức là một hoặc nhiều các cơ quan sinh sản đã bị tổn thương. Vì vậy, chỉ cần một vài tác động nhỏ cũng có thể khiến vùng kín bị chảy máu, đặc biệt là khi quan hệ tình dục.
c. Đau bụng dưới, đau xương chậu
Thêm một dấu hiệu viêm vùng chậu mà chị em tuyệt đối không được chủ quan chính là những cơn đau bụng vùng dưới, vùng xương chậu. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc trở nên dữ dội theo từng lúc. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đôi lúc sốt cao.
d. Kinh nguyệt không đều
Vòi trứng, buồng trứng...là những cơ quan thuộc vùng chậu. Vì vậy, khi nữ giới bị viêm nhiễm tại một trong các cơ quan sinh sản, khả năng rối loạn kinh nguyệt là điều khó tránh khỏi.
Theo đó, dấu hiệu viêm vùng chậu này thường là tình trạng rong kinh, máu kinh biến đổi, chuyển từ đỏ nhạt sang màu nâu sẫm, đau bụng dưới dữ dội khi đến kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, những triệu chứng viêm vùng chậu kể trên cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa khác. Vì vậy, khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến trực tiếp cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng, kịp thời phát hiện các vấn đề nguy hiểm.
4/ Viêm vùng chậu khi mang thai có nguy hiểm không?
Ở người bình thường, việc mắc bệnh viêm vùng chậu đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Đặc biệt, nếu bạn đang mang thai, căn bệnh này càng trở nên nguy hiểm hơn, ảnh hưởng đến cả thai phụ lẫn sự phát triển của thai nhi.
Viêm nhiễm vùng chậu khi mang thai nguy hiểm như thế nào? Các chuyên gia cho biết, thai phụ bị viêm vùng chậu nếu không được điều trị kịp thời sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm sau:
A. Nguy cơ chửa ngoài dạ con
Chửa ngoài dạ con là hiện tượng phôi thai không làm tổ và phát triển trong tử cung như bình thường mà lại làm tổ ở một vị trí khác, thường gặp nhất là ở ống dẫn trứng. Nguyên nhân thường do đường di chuyển của phôi thai bị cản trở do những mô sẹo viêm vùng chậu.
Chửa ngoài dạ con rất nguy hiểm và hoàn toàn không thể cứu được thai nhi. Các vị trí bên ngoài buồng tử cung không có đủ không gian và điều kiện cho thai nhi phát triển. Vì vậy, khi kích thước thai càng lớn sẽ càng chèn ép và gia tăng áp lực lên các cơ quan này, gây vỡ ống dẫn trứng, xuất huyết phúc mạc ồ ạt...Nếu không được cấp cứu kịp thời, tính mạng thai phụ sẽ bị đe dọa.
B. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi
Khi mang thai, việc mắc phải bất kỳ một bệnh lý nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, viêm vùng chậu lại là một căn bệnh phụ khoa nên nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào trong tử cung, khiến tử cung yếu đi, dẫn đến việc nuôi dưỡng bào thai gặp nhiều vấn đề. Điều này làm gia tăng yếu tố sảy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển trí não.
Không những vậy, khi chuyển dạ nếu chị em sinh thường bé sẽ phải đi qua cổ tử cung và âm đạo. Do đó, nguy cơ bị viêm lây nhiễm các bệnh phụ khoa, các bệnh về da mắt và đường hô hấp là rất cao. Hơn nữa, quá trình mang thai, tử cung bị tổn thương nên sức đề kháng của trẻ có thể sẽ bị suy yếu hơn bình thường.
C. Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
Viêm nhiễm vùng chậu khi mang thai luôn khiến chị em cảm thấy lo lắng, hoang mang vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, việc bệnh phát triển trong thời kỳ nhạy cảm này cũng khiến thai phụ gặp phải hàng loạt các triệu chứng khó chịu như: sốt, đi tiểu nhiều lần, tiểu khó, âm đạo chảy máu bất thường…
Đặc biệt, áp lực về sự phát triển của thai nhi cùng với việc mắc viêm vùng chậu càng khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn. Những cơn đau vùng bụng dưới càng trở nên dữ dội, lan rộng ra sau lưng làm cơ thể thường xuyên nhức mỏi, tâm trạng cáu gắt, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sự phát triển của thai nhi.
D. Nguy cơ mắc viêm vùng chậu mạn tính
Viêm nhiễm vùng chậu khi mang thai sẽ có tốc độ phát triển nhanh hơn bình thường bởi cơ thể nhạy cảm và có nhiều sự thay đổi về hormone. Vì vậy, nếu không được điều trị triệt để tận gốc, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mạn tính, đau đến hết thai kỳ hoặc thậm chí là sau khi sinh.
Tuy không đe dọa tới tính mạnh nhưng khi chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh sẽ rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Chị em có nguy cơ tái phát bệnh nhiều lần, sống chung với những triệu chứng viêm vùng chậu bất tiện trên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý và hao tổn về vật chất, tinh thần.
Chính những nguy hiểm mà căn bệnh viêm vùng chậu gây ra cho thai phụ, bác sĩ luôn khuyến cáo chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thăm khám thai định kỳ. Với những trường hợp phát hiện vào những tháng cuối thai kỳ, khi chuyển dạ cần sinh mổ để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ.
5/ Cách điều trị viêm vùng chậu an toàn, hiệu quả hiện nay
Trước đây, khi y học chưa mấy phát triển, việc điều trị viêm vùng chậu tương đối phức tạp và cũng không mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, với hiện nay, những tiến bộ không ngừng của y học đã giúp căn bệnh này được chữa trị tương đối đơn giản với độ an toàn và hiệu quả cao.
Tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa, có 3 cách điều trị viêm vùng chậu đang được áp dụng là điều trị bằng thuốc, áp dụng vật lý trị liệu và phẫu thuật. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp nhất. Cụ thể:
1. Điều trị viêm vùng chậu bằng thuốc Tây y
Với trường hợp mắc bệnh viêm vùng chậu cấp tính, vùng viêm nhiễm chưa lan rộng và nguy hiểm, bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc tây. Theo đó, các loại thuốc kháng sinh, chống viêm dưới dạng truyền tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc uống sẽ được kê đơn.
Thông thường, sau khoảng từ 2 - 3 ngày dùng thuốc, người bệnh đã nhận thấy ngay hiệu quả, các triệu chứng bệnh suy giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, để bệnh được chữa trị dứt điểm, chị em cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bên ngoài hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác khi chưa được sự cho phép của chuyên gia.
2. Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu
Với trường hợp viêm vùng chậu đã tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định điều trị theo phương pháp vật lý trị liệu. Bác sĩ sẽ sử dụng máy trị liệu phát ra bước sóng ngắn, sóng cực ngắn để giúp mở rộng các mạch máu cục bộ, hỗ trợ cải thiện lưu thông máu và tăng cường tái tạo mô, ức chế sự phát triển của vi khuẩn...Từ đó, điều trị nhanh chóng tình trạng viêm nhiễm, giảm đau hiệu quả.
3. Phẫu thuật điều trị viêm vùng chậu
Phẫu thuật là cách điều trị viêm vùng chậu áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh nặng, việc dùng thuốc không còn mang lại nhiều hiệu quả. Theo đó, căn cứ vào vị trí viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp.
Ví dụ, nếu bệnh nhân bị tắc vòi trứng mức độ nặng, không có khả năng thông tắc bằng thuốc thì cần phải tiến hành cắt nối ống dẫn trứng. Đây là kỹ thuật can thiệp ngoại khoa giúp nhanh chóng loại bỏ vùng ống bị viêm nhiễm, xơ hóa mà không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của nữ giới.
Lưu ý rằng việc phẫu thuật luôn đòi hỏi những yêu cầu cao về kỹ thuật thực hiện, hệ thống trang thiết bị máy móc nên chị em cần chú ý lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Tuyệt đối không được chủ quan, lựa chọn cơ sở y tế theo tiêu chí giá rẻ hay gần nhà vì dễ dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”.
Viêm vùng chậu tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu để lâu sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và khả năng sinh sản. Vì vậy, chị em tuyệt đối không được chủ quan với các triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu. Tốt nhất, nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời. Nếu còn có những băn khoăn về bệnh viêm vùng chậu vui lòng nhấn vào link chat...để được các chuyên gia giải đáp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.