Khi có những biển hiện của bệnh trĩ người bệnh thường có tâm lý ngại đến các phòng khám bệnh, lo lắng bệnh trĩ uống thuốc gì và đi tìm loại thuốc trị trĩ an toàn, nhanh chóng dễ sử dụng. Việc dùng thuốc trĩ có an toàn và đâu mới là thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay? Nếu đang có biểu hiện về trĩ bạn chắc chắn không thể bỏ qua bài viết dưới đây.
Thuốc chữa bệnh trĩ là gì?
Trĩ là những đám rối tĩnh mạch của hậu môn trực tràng giãn ra, những búi trĩ này sẽ to dần lên do máu tĩnh mạch bị ứ đọng. Bệnh Trĩ có nhiều loại khi đến các cơ sở y tế người bệnh sẽ được khám và phân loại trĩ theo các kiểu phân loại sau:
Phân loại dựa vào vị trí có 2 loại trĩ ngoại và trĩ nội:
Trĩ ngoại: nằm ở rìa hậu môn, thông thường không gây đau nhưng nếu bị vỡ ra sẽ gây đau và chảy máu.
Trĩ nội: nằm phía trong hậu môn, không gây đau nhưng khi đi đại tiện búi trĩ sẽ bị thò ra phía ngoài. Nếu không được chữa trị phù hợp phần trĩ nội bị sa ra phía ngoài không thể tự co lại phía trong sẽ gây đau rát, chảy máu.
Phân theo cấp độ, trĩ có 4 cấp độ: trĩ độ I, trĩ độ II, trĩ độ III, trĩ độ IV.
Độ 1: Búi trĩ mới hình thành chưa gây nhiều đau đớn và khó chịu. Cách nhận biết: đi đại tiện ra máu và cảm giác vướng cộm ở hậu môn.
Độ 2: Búi trĩ với kích thước bằng hạt đậu, đi ngoài ra máu và đau rát. Khi đi đại tiện búi trĩ bị sa ra phía ngoài nhưng có thể tự co lại được.
Độ 3: Búi trĩ phát triển lớn hơn, thường xuyên cảm thấy đau rát, chảy máu hậu môn. Đặc bị búi trĩ dễ dàng sa ra phía ngoài kể cả khi hắt hơi hoặc đứng lâu phải dùng tay ấn để đẩy vào phía trong hậu môn.
Độ 4 là giai đoạn nặng nhất máy chảy nhiều thành tia, kích thước búi trĩ lớn gây vướng khó chịu.
Mỗi loại trĩ có phương pháp điều trị riêng. Trĩ nội độ 1 và 2 sẽ sử dụng điều trị nội khoa như thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, thuốc mỡ bôi ngoài, các bài thuốc đông y. Phương pháp điều trị thủ thuật: độ 1, độ 2 và 1 phần độ 3. Với trường hợp trĩ độ 3 và độ 4: phương pháp phẫu thuật cắt trĩ.
>>>>>>>>>> chi phí phẫu thuật cắt búi trĩ
>>>>>>>>>> chữa bệnh trĩ ở đâu tốt nhất
>>>>>>>>>> chi phí mổ trĩ hết bao nhiêu tiền
Giới thiệu một số sản phẩm thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất
Thuốc điều trị bệnh trĩ là các sản phẩm thuốc giảm đau, giảm triệu chứng do các búi trĩ gây ra bao gồm nhóm thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn.
Thuốc sử dụng trong điều trị bệnh trĩ bao gồm: Thuốc giảm đau, giảm triệu chứng; thuốc nhuận tràng, làm mềm phân; thuốc tăng sức bền tĩnh mạch.
Thuốc giảm đau, giảm triệu chứng
- Xylocaine jelly 2%
+ Tác dụng: giảm cảm giác đau và ngứa.
+ Cách sử dụng: Bôi thuốc lên vùng tổn thương, ngày 2-3 lần, sau khi đi ngoài.
- Kẽm oxid 10%
+ Tác dụng: sát khuẩn vùng tổn thương.
+ Cách sử dụng: Bôi thuốc lên vùng tổn thương, đây là 1 loại thuốc bôi trĩ ngoại, sử dụng ngày 2-3 lần, sau khi đi ngoài.
Thuốc nhuận tràng, làm mềm phân
- Duphalac 10g/ 15ml
+ Tác dụng: Làm mềm phân, điều trị táo bón.
+ Cách sử dụng: Uống ngày 1-2 lần theo chỉ dẫn.
- Forlax 10g
+ Tác dụng: Làm mềm phân, điều trị táo bón.
+ Cách sử dụng: Dạng bột, pha uống 1-2 lần/1 ngày.
- Sorbitol:
+ Tác dụng: Làm mềm phân, điều trị táo bón.
+ Cách sử dụng: Dạng bột, pha uống 1-2 lần/1 ngày.
Thuốc tăng sức bền tĩnh mạch
- Daflon 500mg
+ Tác dụng: Tăng cường sức mạnh của tĩnh mạch.
+ Cách sử dụng: Uống theo liều chỉ dẫn.
Có những loại thuốc điều trị bệnh trĩ nào trên thị trường hiện nay
Thuốc nam điều trị bệnh trĩ : Trong dân gian có nhiều cây thuốc nam chữa trị bệnh trĩ tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp mới bị bệnh ở mức độ nhẹ, tùy theo thể trạng mỗi người mà có hiệu quả khác nhau. Ví dụ như:
- Sử dụng tỏi: Thành phần Allicin có trong tỏi có tác dụng chống viêm, chống khuẩn tốt, tái tạo mô mềm cho hậu môn, tác dụng làm co búi trĩ.
+ Nguyên liệu: tỏi tươi
+ Cách sử dụng: Bóc sạch tỏi, giã nhuyễn và ngâm cùng 0.5L rượu trắng trong khoảng 2 tuần sau đó lấy ra để vệ sinh hậu môn mỗi ngày.
- Sử dụng lá lốt: Lá lốt có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, cầm máu.
+ Nguyên liệu: 50g lá lốt, 50g cúc tần, 50g ngải cứu, 50g nghệ, 1 thìa muối.
+ Cách sử dụng: Đem các nguyên liệu trên rửa sạch sau đó giã nát cho vào đun với khoảng 1 lít nước sau đó sử dụng để xông hơi.
- Ngoài ra còn nhiều phương thức thuốc Nam chữa trị hiệu quả bệnh trĩ như: sử dụng rau diếp cá, lá trầu, rau muống, rau tơi, đậu đen, rau má, hoa thiên lí, cây hương nhu, rau mùi,...
Các loại thuốc nam giá thành rẻ thường có sẵn, dễ làm tuy nhiên các sản phẩm này thường yêu cầu công đoạn chế biến cầu kỳ, mất nhiều thời gian. Do đó hiện nay các loại thuốc bôi dạng gel hoặc thuốc uống điều trị trĩ được ưu tiên sử dụng. Vậy thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay là loại nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay các loại thuốc uống trị trĩ sau:
- Thuốc Tottri:
+ Thành phần: 1 túi 5g hoàn cứng bao gồm:
- Đảng sâm 0.7g
- Trần bì 0.4g
- Hoàng kỳ 0.7g
- Thăng ma 0.4g
- Sài hồ 0.4g
- Đương quy 0.4g
- Cam thảo 0.2g
- Bạch truật 0.4g
- Liên nhục 0.4g
- Ý dĩ 0.4g
- Tá dược vừa đủ 5g
+ Công dụng:
- Giảm đau rát vùng hậu môn.
- Làm bền vững thành mạch chống chảy máu.
- Co các búi trĩ.
- Ngăn bệnh trĩ tái phát.
+ Hướng dẫn sử dụng: Uống trước bữa ăn
Người lớn 1-2 túi/ lần ngày 3 lần duy trì trong 7-10 ngày.
Trẻ nhỏ từ 10-15 tuổi 1 túi/ lần ngày 2 lần duy trì trong 7-10 ngày.
- Thuốc tiêu trĩ Safinar
+ Thành phần:
- Cao hòe giác 0.1g
- Cao hòa phong 0.05g
- Cao đương quy 0.05
- Cao chỉ xác 0.05
- Cao hoàng cầm 0.05
- Cao địa du 0.05
- Tá dược vừa đủ 1 viên
+ Công dụng: Điều trị trĩ nội., trĩ ngoại, đi ngoài ra máu, mát đại tràng và ngăn ngừa tái phát.
+ Cách sử dụng: Uống mỗi lần 2 viên x 3 lần/1 ngày.
- An trĩ khang
+ Thành phần: An trĩ khang được bào chế từ các nguyên liệu như kim ngân hoa, chỉ thực, xuyên quy, sài hồ, thắng ma. đảng sâm, hoàng kỳ bạch thược, bạch truật, kim ngân cuộng, mộc hương, lá bài, trần bì, chỉ xác, đại tao, cam thảo,...
+ Công dụng: Điều trị trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp sau sinh,..tái tạo mô cơ giúp nâng búi trĩ.
+ Cách sử dụng: Ngày dùng 6 viên chia làm 2-3 lần sử dụng trong vòng 1 tháng. Uống trước khi ăn 30 phút
- Thuốc BoniVein
+Thành phần: Vitamin C, Diosmin, Hesperidin Complex, Rutin, Horse chestnut ext. SE 20% AESCIN, Black currant ext 10:1, Grape seed ext.95%, Pine bark ext.95%, Ginkgo Biloba 24/6.
+Công dụng: Hỗ trợ tăng sức bền của tĩnh mạch, giảm chảy máu, sa búi trĩ, giảm đau rát và ngứa do bị trĩ.
+Cách sử dụng: Dùng 2 - 6 viên mỗi ngày.
- Viên uống hettri
+ Thành phần: Hoạt chất Aescin 20% được chiets xuất từ hạt dẻ ngựa với hàm lượng 150mg. Ngoài ra còn có:
- Diosmin hàm lượng 50mg
- Nano curcumin 8% với hàm lượng 30mg
- Rutin 100mg
- Inuline hàm lượng 50g
- Magie oxyd hàm lượng 30mg
- Tá dược vừa đủ cho 1 viên nang cứng
+ Công dụng: Làm bền thành mạch, giảm thâm do trĩ, giảm táo bón.
+ Cách sử dụng: Người bệnh uống 4-6 viên mỗi ngày chia làm 2 lần nếu bị trĩ từ độ 1 đến độ 3
Người vừa trải qua phẫu thuật cắt búi trĩ uống 4 viên chia 2 lần/1 ngày.
- Thăng trĩ mộc hoa
+ Thành phần: Thăng trĩ mộc hoa là sự kết hợp của 8 dược liệu quý: Cao chỉ xác, cao hoàng kỳ, cao đương quy, cao hòe hoa, cao địa du, cao thục địa, cao diếp cá, cao thăng ma và tá dược.
+ Công dụng: Sản phẩm có tác dụng giảm đau,giảm chảy máu, và táo bón tăng sức mạnh cho hàng rào miễn dịch trong người bệnh.
+ Cách sử dụng: Uống 2 viên/2 lần/1 ngày sau ăn.
- Daflon
+ Thành phần: diosmin 450mg và hesperidin 50mg.
+ Tác dụng: Tăng cường sức mạnh của tĩnh mạch, giảm sức căng và tình trạng ứ trệ của tĩnh mạch.
+ Cách sử dụng: Với bệnh nhân trĩ cấp sử dụng 6 viên trong 4 ngày đầu sau đó 4 viên trong 3 ngày tiếp theo, uống trong khi ăn.
Ngoài thuốc điều trị bệnh trĩ dạng viên uống có nhiều mẫu dạng gel bôi như Cotripro Gel, Titanoreine, Protogel, thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật, thuốc bôi trĩ ngoại và nội Proctolog,...
>>>>>>>>>> cắt trĩ là gì quy trình cắt trĩ an toàn
Bị trĩ nên uống thuốc trị bệnh trĩ nào hiệu quả tốt nhất
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh trĩ. Các loại thuốc như Tottri, an trĩ khang, thăng trĩ mộc hoa,... thường có hiệu quả sau 2-3 tuần sử dụng tùy vào thể trạng, cơ địa từng người. Tuy nhiên các loại thuốc uống chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay không thể tránh khỏi một số những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó để đảm bảo an toàn anh chị nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
Thuốc trị trĩ nội và trĩ ngoại có giống nhau không?
Trĩ nội và trĩ ngoại như đã trình bày phía trên có sự khác nhau do đó phương pháp điều trị cũng khác nhau, dẫn đến thuốc chữa bệnh trĩ nội và thuốc chữa bệnh trĩ ngoại khác nhau. Tuy nhiên có 1 số các loại thuốc có tác dụng điều trị trong cả 2 loại và cho hiệu quả tốt.
Khi có các biển hiện về trĩ, người bệnh nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả. Đa số bệnh nhân đều đến thăm khám trong trường hợp đến độ 3 và độ 4 phương pháp điều trị mất nhiều thời gian hơn.
- Điều trị trĩ nội: Thông thường với trĩ nội từ độ 1 đến độ 3 khi tinh mạch còn sự đàn hồi sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp nội khoa: thuốc uống, thuốc bôi,.... Anh chị nên tiến hành thăm khám sớm xác định độ trĩ các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất.
Trường hợp bị nặng độ 4 sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.
- Điều trị trĩ ngoại: Sau khi được xác định thời kỳ bệnh trĩ ngoại, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật tùy vào tình hình bệnh.
>>>>>>>>> cách chữa trĩ nội
Uống thuốc trị bệnh trĩ có tác dụng phụ không?
Mỗi loại thuốc trị bệnh trĩ đều có tác dụng giảm triệu chứng viêm sưng, tăng sinh mô liên kết, chống viêm, gây tê, kháng sinh, giảm đau tuy nhiên sẽ có 1 số tác dụng phụ đi kèm như
- Căng thẳng
- Mất ngủ
- Run
- Tăng huyết áp
- Đau đầu buồn nôn, chóng mặt,...
Cụ thể:
Các thuốc co mạch có tác dụng làm mạch máu thu nhỏ lại, búi trĩ teo nhỏ và biến mất tuy nhiên sẽ có tác dụng phụ là căng thẳng, mất ngủ, run, tăng huyết áp,...
các loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm triệu chứng sưng, ngứa tuy chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ trong 1 thời gian ngắn nhưng có thể gây nên 1 số tác dụng phụ như là giảm cân, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, đau cơ và chóng mặt,...
Hi vọng qua bài viết trên đây anh chị có thể lựa chọn cho mình loại thuốc điều trị bệnh trĩ phù hợp. Bên cạnh đó người bệnh nên ăn bổ sung thêm nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu và không nhịn đi cầu, tránh rặn mạnh hạn chế gây áp lực lớn nên búi trĩ.
https://trungtamytecamle.com/12-cach-chua-benh-tri-tai-nha-hieu-qua