Đi cầu ra máu là gì cách chữa đi cầu ra máu an toàn nhất

April 5, 2021
Bệnh Thường Gặp

Đi cầu ra máu hay đi đại tiện ra máu là tình trạng không quá hiếm gặp, khiến cho người mắc cảm thấy băn khoăn lo lắng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia cho biết, đi ngoài ra máu rất có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề bệnh lý về đường tiêu hóa, khu vực hậu môn - trực tràng nên người bệnh cần phải nhanh chóng điều trị phòng ngừa xảy ra biến chứng. Vậy cụ thể đi cầu ra máu là bệnh gì, cách chữa đi cầu ra máu an toàn hiệu quả như thế nào hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết ngay sau đây.

Giải thích hiện tượng đi cầu ra máu tươi là bệnh gì

Đi cầu ra máu được hiểu là tình trạng người bệnh bị chảy máu khi đi đại tiện, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà máu có thể lẫn vào phân, dính trên giấy vệ sinh, thậm chí là chảy thành từng giọt hoặc bắn thành tia. Lượng máu và màu sắc cũng có thể thay đổi dựa trên từng nguyên nhân cụ thể, không chỉ khiến tâm lý của người bệnh trở nên e ngại, lo lắng mà còn gây ra nhiều sự phiền hà đối với cuộc sống thường ngày.

Tình trạng này có thể xuất phát từ một số thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nhưng cũng đồng thời có khả năng cao là dấu hiệu của các bệnh lý hậu môn - trực tràng. Vậy cụ thể đi cầu ra máu tươi là bệnh gì chúng ta hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân như sau:

1. Đi cầu ra máu nguyên nhân do bệnh trĩ

Bệnh trĩ hình thành do sự gia tăng áp lực đối với các tĩnh mạch vùng hậu môn khiến chúng trở nên phình giãn, sung huyết và tạo nên búi trĩ nằm trên đường lược (trĩ nội) hoặc ở dưới đường lược (trĩ ngoại). Trong số đó, đi ngoài ra máu là triệu chứng phổ biến nhất của trĩ mà người bệnh sẽ gặp phải, do phân cọ xát vào búi trĩ trước khi được thải ra bên ngoài.

Đi cầu ra máu là gì cách chữa đi cầu ra máu an toàn nhất

Ở giai đoạn ban đầu, hiện tượng đi cầu ra máu tươi thường chỉ được nhận biết khi người bệnh tình cờ phát hiện có dính máu trên giấy vệ sinh, hoặc lẫn một ít máu trong phân. Tuy nhiên, bệnh trĩ càng diễn biến nặng nề thì lượng máu mất đi càng nhiều, bắn từng tia hay chảy nhỏ giọt dẫn đến nguy cơ thiếu máu mãn tính. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như sa búi trĩ, đau rát và ngứa ngáy hậu môn, chảy dịch từ hậu môn, đại tiện khó khăn...

Bệnh trĩ nếu không được xử lý nhanh chóng người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng khó lường bao gồm: Nghẹt búi trĩ, tắc mạch trĩ, hoại tử búi trĩ và hậu môn, vỡ búi trĩ, áp xe hậu môn…

>>>>>>>>> chữa bệnh trĩ ở đâu tốt

2. Nứt kẽ hậu môn gây đi đại tiện ra máu

Nứt kẽ hậu môn có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, là tình trạng hậu môn có vết xước gây đau rát dữ dội khi đại tiện, đi cầu ra máu, thậm chí vẫn có cảm giác đau nhức sau đó vài giờ đồng hồ. Nguyên nhân phổ biến thường ảnh hưởng từ hiện tượng táo bón, phân cứng thường xuyên, nhưng ngoài ra cũng có thể do người bệnh vệ sinh hậu môn sai cách, dùng lấy lau quá cứng, do trải qua quá trình sinh nở hay mắc bệnh viêm loét đại tràng…

Người bệnh nứt kẽ hậu môn thường không dám đi đại tiện, cơ thể ngày càng xanh xao mệt mỏi, nếu kéo dài rất dễ bị viêm nhiễm hậu môn, vết nứt rộng và sâu hơn trước đó.

3. Bệnh polyp đại trực tràng

Polyp thường là những khối u lành tính, bệnh xảy ra khi các polyp xuất hiện nhiều trong khu vực ruột già, đại trực tràng, tuy nhiên thực tế đi kèm theo đó vẫn tiềm ẩn nguy cơ ung thư nếu có một khối u tăng sinh quá mức. Vì vậy người bệnh cần được điều trị nhanh chóng để loại bỏ đi các polyp ở đại trực tràng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm về sau đó.

Tùy theo từng trường hợp mà có người bệnh nhận thấy những triệu chứng bất thường, nhưng bên cạnh đó cũng có người không gặp phải dấu hiệu nào. Nhưng nhìn chung thì polyp đại trực tràng sẽ gây đi ngoài ra máu, đau buốt hậu môn kèm theo dịch nhầy, sa trực tràng (nếu cuống polyp quá dài)...

4. Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu khi đi cầu

Đi cầu ra máu là gì cách chữa đi cầu ra máu an toàn nhất 2

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là một loại bệnh lý mãn tính, các tổn thương thường tập trung tại lớp niêm mạc hoặc dưới niêm mạc của trực tràng với mức độ nguy hiểm tương đối cao. Một số biến chứng của bệnh có thể xảy ra nếu chậm chễ điều trị bao gồm: Phình giãn đại tràng, thủng đại tràng, xuất huyết tiêu hóa hay nguy hiểm hơn cả là gây ung thư.

Ban đầu, viêm loét đại trực tràng chảy máu dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác về đường tiêu hóa khi cũng gây đi cầu ra máu tươi, đau bụng, sút cân nhanh chóng, nặng hơn có thể kèm sốt hay khó thở. Nguyên nhân gây bệnh tới nay vẫn chưa rõ ràng, nhưng đã được chứng minh là có liên quan tới các yếu tố nhiễm khuẩn, tâm lý căng thẳng, chế độ sinh hoạt, hệ miễn dịch hoặc di truyền.

5. Đi ngoài ra máu do ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh chủ quan hoặc không hề biết mình đã mắc bệnh, do các triệu chứng ở giai đoạn nhẹ không rõ rệt. Nếu có thì cũng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ khi người bệnh thấy đi cầu ra máu và lẫn chất dịch nhầy, cơ thể mệt mỏi, ngoài ra còn có biểu hiện đau bụng quặn theo từng cơn, cảm giác đi ngoài không hết phân…

Bệnh ung thư đại trực tràng có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mắc, càng về giai đoạn sau thì các triệu chứng càng tiến triển nhanh hơn. Những nhóm đối tượng có khả năng mắc bệnh cao hơn bao gồm: Độ tuổi trên 50, thói quen trong lối sống thiếu khoa học, gia đình có tiền sử mắc bệnh, người bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng…

Bên cạnh đó, tình trạng chảy máu khi đi đại tiện còn có thể là biểu hiện thường gặp của các bệnh lý khác như viêm dạ dày ruột, viêm túi thừa, sa trực tràng, xuất huyết tiêu hóa, rò ống tiêu hóa, bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục… Để ngăn ngừa những hậu quả khó lường và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, thay vào đó cần có phương pháp can thiệp phù hợp để giải quyết dứt điểm hiện tượng đi cầu ra máu.

>>>>>>>>>>>> Bệnh trĩ nội

>>>>>>>>>>>> Bệnh trĩ ngoại

Cách chữa đi đại tiện ra máu tại nhà an toàn hiệu quả cao

Hiện nay có rất nhiều cách chữa đi cầu ra máu khác nhau để người bệnh tham khảo, áp dụng phù hợp cho từng giai đoạn nặng nhẹ của bệnh lý. Trước đây khi nền y học chưa phát triển, trong dân gian đã lưu truyền một số cách chữa đi ngoài ra máu sử dụng thảo dược tự nhiên, cụ thể như sau:

1. Chữa đi ngoài ra máu bằng lá diếp cá

Đi cầu ra máu là gì cách chữa đi cầu ra máu an toàn nhất 3

Lá diếp cá là nguyên liệu có khả năng thanh nhiệt cơ thể, kháng viêm và sát trùng, có thể cải thiện tình trạng chảy máu đại tiện nếu kiên trì sử dụng. Cách đơn giản nhất là rửa sạch lá diếp cá sau đó ăn trực tiếp, nếu không ăn sống được thì người bệnh hãy xay diếp cá thành nước uống hằng ngày để thấy được hiệu quả.

2. Cách trị đi cầu ra máu từ nước rau sam

Rau sam mang tính hàn cùng vị chua nhẹ, chứa hoạt chất được coi như một loại kháng sinh tự nhiên giúp chống viêm, giải độc, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Cách thực hiện như sau: Rau sam rửa sạch, ngâm nước muối rồi đem giã nhuyễn lọc lấy nước cốt, pha thêm một thìa mật ong khuấy đều để uống trước bữa ăn, áp dụng 1 lần/ngày.

3. Cách chữa đi đại tiện ra máu bằng cây ngải cứu

Ngải cứu có công dụng kích thích lưu thông máu, chống viêm nhiễm, cầm máu nên từ xa xưa đã được dùng để hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng đi cầu ra máu. Người bệnh có thể lựa chọn 2 cách thực hiện: Cách thứ nhất là uống nước cốt ngải cứu giã nhuyễn hoặc ngải cứu sắc, hay cách khác là lấy ngải cứu giã nát đắp trực tiếp vào vùng hậu môn.

4. Cách chữa đi cầu ra máu từ lá mơ và trứng gà

Đi cầu ra máu là gì cách chữa đi cầu ra máu an toàn nhất 4

Lá mơ kết hợp với trứng gà vừa là một món ăn có thể dùng kèm với cơm, vừa là cách trị đi cầu ra máu phổ biến trong dân gian. Đó là nhờ vào tính mát, vị hơi đắng, tác dụng giải độc của lá mơ, ngoài ra loại nguyên liệu này còn chứa tinh dầu và hoạt chất Paederin tương tự như kháng sinh giúp hạn chế tình trạng chảy máu.

5. Cách chữa đi cầu ra máu bằng việc xây dựng lối sống khoa học

Việc thay đổi các thói quen không chỉ giúp hỗ trợ điều trị tình trạng đi ngoài ra máu mà còn đem lại nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe, cụ thể:

  • Tránh ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, hạn chế làm việc quá sức, lưu ý nghỉ ngơi hợp lý, để đầu óc có thời gian thư giãn thoải mái, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Cố gắng luyện tập thói quen đi đại tiện vào một thời điểm nhất định trong ngày, vệ sinh hậu môn sạch sẽ cẩn thận để phòng tránh viêm nhiễm, không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
  • Bổ sung cho cơ thể những nhóm thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, giàu chất xơ và vitamin, uống đầy đủ nước, tránh xa các đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh hoặc đồ chế biến sẵn và các loại chất kích thích.

Lưu ý: Những cách chữa đi đại tiện ra máu tại nhà có ưu điểm chi phí thấp và dễ thực hiện nhưng song song với đó là người bệnh phải mất rất nhiều thời gian mới đạt được kết quả, chỉ mang lại công dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng cho những trường hợp mới khởi phát nhẹ. Như chúng tôi đã chia sẻ trước đó, đi ngoài ra máu có khả năng cao xuất phát từ các bệnh lý hậu môn - trực tràng nguy hiểm, cần phải áp dụng những phương pháp theo y học hiện đại mới có thể điều trị được dứt điểm, phòng ngừa tái phát.

Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh khi nhận thấy triệu chứng chảy máu đại tiện nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ xác định đúng nguyên nhân, tìm ra phác đồ chữa đi ngoài ra máu sao cho phù hợp.

>>>>>>>> chi phí mổ trĩ hết bao nhiêu

6. Cách chữa đi cầu ra máu bằng thuốc Tây y

Sử dụng các loại thuốc tân dược là giải pháp phù hợp dành cho những trường hợp người bệnh đại tiện ra máu do các bệnh lý ở giai đoạn nhẹ, bao gồm 3 dạng chủ yếu là thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn. Ưu điểm của phương pháp nội khoa là thuận tiện và đạt được hiệu quả tương đối nhanh chóng, tuy nhiên chỉ đảm bảo an toàn, hạn chế tác dụng phụ khi người bệnh tuân thủ đúng theo sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Tây y điều trị đi cầu ra máu thường có công dụng kháng viêm, chống khuẩn, giảm đau, cầm máu và làm bền thành mạch. Người bệnh phải sử dụng đúng loại thuốc đã được kê đơn, không tự ý thay đổi thuốc, dùng sai liều lượng bởi sẽ có khả năng phản tác dụng, bệnh tình nghiêm trọng hơn và gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.

7. Cách chữa đi đại tiện ra máu an toàn hiệu quả cao bằng ngoại khoa hiện đại

Khi triệu chứng đi cầu ra máu đã trở nên nghiêm trọng, có dấu hiệu xuất hiện biến chứng và các bệnh lý chuyển sang giai đoạn nặng thì phương pháp nội khoa sử dụng thuốc sẽ không mang lại được kết quả tích cực. Thay vào đó, bác sĩ sẽ cần phải chỉ định tiến hành can thiệp bằng ngoại khoa để giải quyết tình trạng hiện tại của người bệnh.

Đi cầu ra máu là gì cách chữa đi cầu ra máu an toàn nhất 5

Hiện tại, Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã và đang ứng dụng thành công nhiều phương pháp hiện đại, điển hình phải kể đến kỹ thuật PPH và HCPT trong điều trị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn… gây chảy máu khi đi đại tiện một cách an toàn và hiệu quả, cụ thể:

Cách chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp PPH

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH được áp dụng cho người bệnh trĩ nội giai đoạn nặng, sa búi trĩ, có dấu hiệu nghẹt trĩ hay hoại tử búi trĩ. Đây là phương pháp hiện đại nên hầu như không gây đau đớn, ít chảy máu, chỉ mất khoảng từ 20 - 25 phút là hoàn thành tiểu phẫu mà không làm ảnh hưởng đến những mô lành ở xung quanh. Sau điều trị ống hậu môn được tạo hình về lại như cũ, bảo vệ toàn vẹn mọi chức năng hoạt động, không xảy ra biến chứng.

Cách chữa đi cầu ra máu bằng phương pháp HCPT

Phương pháp HCPT có nguyên lý hoạt động sử dụng sóng điện cao tần từ đó sản sinh ra các ion mang điện, được chỉ định cho người bệnh mắc trĩ ngoại, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn. Toàn bộ quá trình tiểu phẫu được quan sát trên màn hình máy tính hiện đại nên đảm bảo mức độ chính xác cao, ít gây đau đớn và chảy máu. Thời gian tiểu phẫu được rút ngắn đáng kể so với những cách chữa truyền thống, người bệnh có thể về nhà ngay trong ngày.

Ngoài 2 phương pháp kể trên, người bệnh có thể cần được tiểu phẫu nội soi loại bỏ polyp đại trực tràng, phẫu thuật cắt bỏ nếu viêm loét đại trực tràng mức độ nặng, hoặc tiến hành hóa trị, xạ trị trong trường hợp mắc phải bệnh ung thư…

Như vậy, những thông tin giải đáp về câu hỏi đi cầu ra máu là bệnh gì, cách chữa đi cầu ra máu an toàn hiệu quả đã được đội ngũ chuyên gia chia sẻ trong bài viết. Hy vọng rằng đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích, từ đó giúp bạn đọc chủ động phát hiện, tiến hành khám chữa kịp thời đúng phương pháp nhằm phòng tránh những hậu quả khó lường. Mọi vấn đề thắc mắc khác liên quan, bạn đọc vui lòng gọi trực tiếp đến số hotline … để nhận được sự tư vấn hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ các bác sĩ chuyên khoa hậu môn - trực tràng.

Bác sĩ Trần Thị Thành

Bác sĩ Trần Thị Thành là bác sĩ chuyên khoa I đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa Sản phụ khoa và có hơn 15 năm ở vị trí giảng viên bộ môn Sản đã tham gia đào tạo rất nhiều thế hệ y bác sĩ phụ khoa.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa năm 1972, bác sĩ Trần Thị Thành chuyển đến Đại học Y Thái Nguyên và làm giảng viên bộ môn Sản khoa. Năm 1997, bác sĩ Thành được mời về làm việc tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương và nắm giữ vị trí trưởng phòng chỉ đạo của bệnh viện. Với chuyên môn cao cùng với đạo đức nghề nghiệp tốt, bác sĩ Thành được bầu làm Giám đốc trung tâm tư vấn Sức khỏe sinh sản và KHHGĐ tại bệnh viện Phụ Sản TW từ năm 2005 đến nay.

Thành tích đạt được:

- Nhận được nhiều bằng khen, giấy khen giảng viên xuất sắc của trường Đại học Y Thái Nguyên.

- Được Sở y tế và Bộ y tế trao tặng nhiều giải thưởng với những đóng góp lớn trong ngành y học khám chữa sản phụ khoa.

- Được bệnh viện Phụ Sản Trung Ương mời về đảm nhiệm vị trí trưởng phòng chỉ đạo - bác sĩ Sản khoa.

- Trở thành giám đốc trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình tại bệnh viện.

Bằng những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, bác sĩ Trần Thị Thành sẽ tham vấn y khoa cho HiBacsi với các bài viết về lĩnh vực sản phụ khoa.

Đăng ký nhận tin mới

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Tất cả những thông tin chia sẻ trên trang web chỉ có tính chất tham khảo, chứ không thay cho việc chẩn đoán và chữa trị.
© 2019 Bản quyền thuộc về HiBacsi

Banner LeftTư vấn miễn phí