Khi thai nhi được 36 tuần tuổi tức thai đã sắp đến thời điểm sinh do đó rất nhiều mẹ bầu quan tâm thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg để xem em bé có bị suy dinh dưỡng từ trong bụng hay không, đồng thời thai 36 tuần tuổi sẽ có một số hiện tượng lạ như thai nhi gò nhiều, chưa quay đầu, dây rốn bị quấn 1 vòng quanh cổ, ra dịch nhầy màu trắng,... để giải đáp các hiện tượng này chuyên gia bác sĩ Trần Thị Thành hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa sẽ trực tiếp tham vấn y khoa cho chị em.
Thai 36 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg
Thai 36 tuần tuổi tức là thai đã được 9 tháng tính từ thời điểu dấu hiệu có thai lúc này các dấu hiệu bé sắp sinh đã bắt đầu diễn ra nên các mẹ bầu phải chú ý rất nhiều. Một trong số đó là việc đo lường các chỉ số cân nặng và sức khỏe của em bé trước khi sinh, đây là việc làm hết sức cần thiết và đồng thời cũng là 1 trong số những mối quan tâm lớn nhất của các mẹ bầu.
Việc biết được thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg giúp bác sĩ có thể kết luận được rằng thai nhi 36 tuần có bị suy dinh dưỡng hay không. Thai bị suy dinh dưỡng thường khi đẻ ra sẽ dưới 2,5 kg. Khi thai 36 tuần con ở trong bụng bác sĩ có thể tính được cân nặng của bé và nếu thai 36 tuần nặng dưới 2,4kg-2,5kg thì tỷ lệ cao là bé sẽ bị suy dinh dưỡng. Mẹ bầu có thể phát hiện ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nếu các kỳ thai trước đi khám đều đặn. Dựa vào các chỉ số như cao tử cung, vòng bụng, các bác sĩ có thể chẩn đoán kích thước vòng bụng có tương xứng với tuổi thai nhi hay không.
Thai 36 tuổi bị suy dinh dưỡng do rất nhiều nguyên nhân có thể là bệnh từ nhau thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu, tuổi của mẹ,... Thai 36 tuần bị suy dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào? Thai nhi 36 tuần tuổi bị suy dinh dưỡng có thể gây dị tật bẩm sinh ở bé. Sự thiếu hụt axit folic có thể tác động tiêu cực đến ống thần kinh. Kể cả khi thai đã được 36 tuần rồi nhưng nếu bị xác nhận là bị suy dinh dưỡng thì bé vẫn nằm trong diện nguy hiểm. Thai 36 tuần tuổi bị suy dinh dưỡng khi đẻ ra sẽ chậm phát triển thể chất, khó nuôi thiếu nhiều dưỡng chất và calo cần thiết.
Vậy thai 36 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg thì bình thường? Theo bảng cân của trẻ thì thai nhi 36 tuần tuổi nặng từ 2,8kg đến 3kg thì được coi là bình thường, cân đối. Cân nặng của bé có thể bị dao động thêm khoảng 0,1-0,2 kg nên các mẹ bầu không nên hoang mang nếu các mẹ khác khoe con nặng 3,1 hay 3,2 kg. Thực tế trong trường hợp thai nhi khi 36 tuần tuổi mà to quá thì rất có thể mẹ bầu sẽ phải đẻ mổ.
>>>>>>> Thai 12 tuần tuổi trông như thế nào?
>>>>>>> Phụ nữ có thai không nên ăn gì
Thai 36 tuần phát triển như thế nào?
Nếu người mẹ giai đoạn thai nhi đã 36 tuần tuổi có sức khỏe tốt thì trong những ngày tiếp theo thai nhi sẽ tiếp tục phát triển tăng thêm cân và sản sinh thêm mỡ để trông mũm mĩm hơn. Trong giai đoạn thai 36 tuần tuổi thai có thể có chiều dài từ 48 đến 50 cm bé có thể đã xuất hiện tóc tơ, màu tóc vẫn còn nhạt hơn so với tóc người lớn. Cơ quan phổi của bé lúc này đã hoàn thiện đủ khả năng để thích ứng với cuộc sống khi ra đời. Một số cơ quan và bộ phận khác trên cơ thể cũng đã hoàn thiện hết chức năng của mình.Thai 36 tuần ít đạp có sao không? Đây là hiện tượng bình thường ở trẻ mẹ bầu không nên quá lo lắng, lúc này bé đã khá lớn nên có thể sẽ ít đạp hơn trước. Đa số thai 36 tuần tuổi đã ổn định chiều thuận đẻ đầu quay xuống dưới, sẵn sàng cho ngày ra mắt mọi người.
Làm gì khi thai 36 tuần chưa quay đầu? Trong trường hợp một số bé không chịu quay đầu xuống để thuận đẻ thì khi khám thai bác sĩ sẽ có các biện pháp điều chỉnh để quay ngôi thai phù hợp hoặc chỉ định đẻ mổ nếu ngôi thai phức tạp khó đẻ thường. Trong giai đoạn sau 36 tuần tuổi thai nhi sẽ phát triển chậm lại một chút do cơ thể bé đã hoàn thiện và đang tích trữ năng lượng chờ ngày được ra khỏi bụng mẹ.
Thời điểm thai được 36 tuần chất sáp màu trắng hay được gọi là bã nhờn thai bao phủ quanh bé sẽ tan biến, thai lúc này sẽ nuốt các chất bã nhờn này cùng với một số chất khác để cho hệ tiêu hóa của bé bắt đầu có khả năng hoạt động trơn chu. Khi em bé được đẻ ra phân của em bé sẽ có màu xanh đen chính là những bã nhờn này đấy.
Tai của bé lúc này đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ và những bài hát ru của mẹ ở giai đoạn này. Trong khi đó xương khớp, sụn và các mảnh xương sọ của bé vẫn còn mềm hay chưa liền hẳn khiến cho việc sinh nở sẽ dễ dàng hơn. Xương của trẻ sẽ dần cứng lại trong vài năm đầu đời. Mặc dù hầu hết các bộ phận cơ thể của bé đã hoàn thiện tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận vẫn chưa thể thực hiện đầy đủ chức năng một cách hoàn toàn điển hình là hệ tiêu hóa. Bé sẽ cần ít nhất 1-2 năm sau khi chào đời thì hệ tiêu hóa mới có thể hoạt động tốt được.
Thai 36 tuần đau xương mu là hiện tượng gì? Trong tháng cuối thai kỳ nếu mẹ bị đau xương mu kèm với dấu hiệu sa bụng, đi tiểu nhiều thì mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón bé cưng nhé. Đây là biểu hiện cho thấy bé đã muốn ra lắm rồi việc thai 36 tuần đẻ sớm là hoàn toàn bình thường các mẹ không phải quá lo lắng tuy nhiên vẫn nên đi khám thai thường xuyên để chuẩn bị tốt.
Thai 36 tuần tử cung mở 1cm thì chuẩn bị sinh chưa?
Giai đoạn cuối thai kỳ cổ tử cung co giãn ở mức nhiều nhất có thể giúp bé chào đời thuận lợi hơn. Trong suốt quá trình chuyển dạ cổ tử cung có khả năng mở rộng đến 10cm. Cổ tử cung mở chính là dấu mốc quan trọng báo hiệu bé sắp sinh. Tuy nhiên thai 36 tuần tử cung mở 1cm thì còn tương đối lâu bé mới sinh. Tuy nhiên sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ khác mẹ bầu 36 tuần phải hết sức chú ý. Khi thai 36 tuần tuổi sẽ có những cơn gò tử cung kép, nếu tử cung mở 1cm và những cơn gò cứ cách 5-10 phút lại bị một lần thì mẹ sắp sinh rồi. Thai 36 tuần tử cung mở 1cm thường được coi là dấu hiệu tử cung mở sớm và mẹ bầu có thể sắp đẻ. Tuy nhiên lúc này bé cũng đã phát triển toàn diện nếu đẻ bé trong độ tuần tuổi này thì cũng không phải lo, vì vậy nếu chị em còn băn khoăn thai 36 tuần sinh được chưa thì
>>>>>>> Ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai đẻ con trai
Thai 36 tuần gò nhiều có sao không?
Không ít chị em cảm thấy lo lắng khi thai 36 tuần tuổi bắt đầu có hiện tượng gò nhiều. Hiện tượng gò bụng là bụng cảm thấy căng cứng bụng, đa số những cơn gò này được gọi là cơn gò sinh lý Braxton-hicks là biểu hiện bình thường khi mang thai trong những giai đoạn cuối thai kỳ. Bụng căng cứng khi thai được 36 tuần tuổi là một trong số dấu hiệu mẹ sắp sinh tuy nhiên không phải lúc nào bà bầu bị căng cứng bụng đều như vậy. Mức độ tần suất cơn gò cứng bụng cũng như các triệu chứng đi kèm cũng rất quan trọng. Nếu chỉ bị căng cứng bụng nhưng không kèm theo các triệu chứng chảy máu âm đạo, đau lưng trượt rút thì bà bầu có thể yên tâm. Tuy nhiên nếu các cơn gò ngày 1 dầy hơn cứ 5-10 phút một lần thì có thể đang báo động bé đang chuẩn bị ra ngoài. Mẹ nên gọi người thân đến trợ giúp và chuẩn bị các đồ dùng cần thiết để chuẩn bị đón bé. Mẹ bầu cũng nên để ý thật kỹ tránh nhầm lẫn việc thai gò nhiều với chứng tiền sản giật hay thai nhi đạp nhiều nhé.
Hiện tượng thai 36 tuần ra dịch màu nâu, màu trắng là gì?
Mẹ bầu 36 tuần nếu để ý kỹ sẽ có thể thấy dịch âm đạo có thể có màu nâu, tình trạng này diễn ra thường là do mất nút nhầy cổ tử cung. Trong giai đoạn này nếu hiện tượng này xuất hiện có thể là dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh thai đang chuẩn bị chuyển dạ. Mặc dù thai 36 tuần đã có đẩy đủ khả năng để ra ngoài tuy nhiên mẹ bầu cũng nên đến khám bác sĩ để bac sĩ có thể dự đoán xem ngày sinh sẽ thay đổi như thế nào để mẹ bầu và gia đình chuẩn bị cho tốt.
Thai 36 tuần ra dịch nhầy màu trắng có làm sao không? Trong trường hợp dịch này màu trắng đục và đặc quánh như lòng trắng trứng, để lâu có thể khô cứng lại, không mùi, không ngứa hay đau rát ở âm đạo có thể là khí hư sinh lý không có gì đáng lo ngại do cuối thai kỳ khí hư được ra nhiều để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài tử cung. Trong trường hợp bị ngứa hay khi bà bầu ra khí hư màu trắng đục nhưng bột như váng sữa hoặc màu khác thì có thể là bị viêm âm đạo do nấm lúc này bà bầu nên thay quần lót thường xuyên nhiều lần trong ngày vệ sinh âm hộ sạch sẽ bằng nước rửa phụ khoa thông thường tránh việc thụt rửa âm đạo quá mức.
Thai 36 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp dây rốn quân cổ 1 vòng quanh thai là hiện tượng không quá nguy do dây rốn dài khi bé nhào lộn cử động trong bụng mẹ có thể dẫn đến dây rốn quấn vào cổ bé. Do cơ thể bé được bao bộc bởi lớp chất nhầy khá trơn nên hầu hết các trường hợp dây rốn quấn quanh cổ sẽ tự tuột ra. Khi siêu âm các bác sĩ sẽ xem kỹ các trường hợp này để xem có gây nguy hiểm nào không nếu có sẽ đưa ra biện pháp phù hợp. Tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ xảy ra khá phổ biến với khoảng 12% ở thai từ 24 – 26 tuần, 37% ở thai đủ tháng. Nếu các bác sĩ nhận thấy rằng tình trạng dây rốn quấn cổ có thể gây nguy cơ cho thai nhi hay quá trình sinh nở, họ sẽ theo dõi chặt chẽ để đề phòng biến chứng. Đôi khi các bác sĩ có thể đề nghị bạn sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé.
Vậy là bạn đã cùng Hibacsi trải qua rất nhiều câu hỏi và thắc mắc về giai đoạn thai 36 tuần tuổi, trải qua hơn 36 tuần vất vả mang thai mẹ bầu chỉ còn vài ngày hay vài tuần nữa là sẽ được gặp bé yêu rồi. Hi vọng với những thông tin bổ ích về thai 36 tuần có những hiện tượng gì xử lý thế nào thai 36 tuần sinh mổ hay thường chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp ích rất nhiều trong những ngày sắp tới. Mọi thắc mắc về tình trạng của bản thân xin vui lòng liên hệ tư vấn của phòng khám để được giải đáp trực tuyến 24/24h.