Tiền sản giật khi mang thai là gì dấu hiệu và cách điều trị

June 19, 2020
Bệnh Phụ Nữ

Tiền sản giật khi mang thai là một vấn đề nghiêm trọng, nếu không cẩn thận sẽ có thể xảy ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vậy tiền sản giật là gì? Việc nắm bắt kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh lý tiền sản giật là điều rất cần thiết giúp mẹ bầu có thể phát hiện sớm và nhanh chóng đến các cơ sở y tế để có phương pháp xử lý kịp thời, cũng như có cách phòng tránh để không gặp phải bệnh lý này.

1/ Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật khi mang thai là gì dấu hiệu và cách điều trị
Tiền sản giật là sao có nguy hiểm không

Hội chứng tiền sản giật khi mang thai là gì? Hội chứng tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ ở phụ nữ, xảy ra do hiện tượng huyết áp cao và trong nước tiểu có chứa một lượng protein lớn. Cho dù trước đó nữ giới có chỉ số huyết áp ở mức bình thường thì vẫn có nguy cơ mắc tiền sản giật trong khoảng từ sau tuần 20 - 21 (trong 3 tháng cuối) thai kỳ.

Thực tế có một số trường hợp chỉ tăng nhẹ huyết áp nhưng cũng có thể bị tiền sản giật. Theo các thống kê, tỷ lệ người mắc phải tình trạng này rơi vào khoảng 5 - 8% trên tổng số phụ nữ mang thai. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển xấu lên thành chứng sản giật vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi.

2/ Tiền sản giật nguy hiểm như thế nào?

Để hiểu rõ hơn mức độ nguy hiểm của tiền sản giật, mẹ bầu hãy cùng theo dõi những biến chứng nặng nề và cơ chế của bệnh tiền sản giật có thể xảy ra mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây:

1. Biến chứng đối với người mẹ

  • Tình trạng sản giật: Là giai đoạn sau của hội chứng tiền sản giật khi mang thai kỳ. Dù tỉ lệ người mắc chỉ chiếm khoảng 1 - 5% nhưng mức độ nghiêm trọng của nó lại không thể coi thường. Mẹ bầu khi lên cơn co giật hay bị hôn mê sẽ tác động tới nhau thai, đe dọa sự an toàn của thai nhi. Biến chứng này của tiền sản giật thường vào tháng cuối nên cũng rất nguy hiểm khi lúc này bà bầu đang ở trong giai đoạn mệt mỏi nhất.
  • Hội chứng HELLP tiền sản giật: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu của bệnh, bao gồm những triệu chứng thiếu máu tán huyết, tiểu cầu giảm và tăng men gan. Mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn nôn, thường xuyên nhức đầu, cơ thể khó chịu, mắt mờ, đau thượng vị. Nếu để hội chứng này kéo dài, diễn biến xấu thì nguy cơ cả mẹ và thai nhi tử vong là rất cao.
  • Biến chứng gây chảy máu: Bong rau non, võng mạc xuất huyết, chảy máu ở trong gan. Đặc biệt rau bong non có thể khiến thai phụ bị mất máu trầm trọng, sốc do mất máu, rối loạn đông máu và vô niệu (đi tiểu ít hoặc không có nước tiểu).
  • Biến chứng xảy ra đối với những cơ quan khác trong cơ thể: Bệnh tim mạch, suy tim cấp, suy thận cấp, phù phổi cấp, chức năng gan bị suy giảm… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu.
  • Mẹ bầu tử vong hay bị sảy thai chính là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh. Do đó, thai phụ cần đặc biệt chú ý đi thăm khám và điều trị sớm ngay khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Tiền sản giật khi mang thai là gì dấu hiệu và cách điều trị
Tiền sản giật rất nguy hiểm đối với bà bầu và thai nhi

2. Biến chứng đối với thai nhi

  • Thai nhi phát triển không toàn diện do lượng máu được truyền tới nhau thai bị hạn chế, dinh dưỡng không đảm bảo.
  • Trong một số trường hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé thì sẽ cần phải phẫu thuật lấy thai nhanh chóng, dẫn đến việc tỷ lệ sinh non gia tăng.
  • Thai nhi bị sinh non, dễ gặp những nguy cơ về sức khỏe như suy dinh dưỡng, suy hô cấp, khuyết tật bẩm sinh…
  • Thai nhi bị chết lưu ngay từ lúc còn đang ở trong bụng mẹ.
  • Mẹ bầu mắc tiền sản giật có thể khiến em bé khi vừa mới sinh ra có nguy cơ tử vong vì chấn thương, ngạt khí, chảy máu ở phổi...

3/ Những đối tượng nào dễ bị tiền sản giật?

Tiền sản giật thực tế có thể xảy ra ở bất cứ thai phụ nào, Thậm chí một số thai phụ còn bị chứng tiền sản giật sau sinh. Tuy nhiên, nếu nữ giới có sự chủ động trong việc phòng tránh và đến các phòng khám phụ khoa uy tín kiểm tra sức khỏe thường xuyên thì sẽ không nằm trong những yếu tố mang tính nguy cơ và khả năng mắc bệnh sẽ thấp hơn so với những trường hợp sau đây:

a. Các yếu tố nguy cơ từ người mẹ

Tiền sản giật khi mang thai là gì dấu hiệu và cách điều trị
Tiền sản giật dễ xảy ra ở bà bầu có tiền sử bệnh về máu


  • Bà bầu có tiền sử mắc một số bệnh lý: Máu khó đông, bệnh tiểu đường, bệnh thận, huyết áp cao, đau nửa đầu, lupus lở ngoài da...
  • Thai phụ đã từng có tiền sử bị tiền sản giật từ lần trước đây mang bầu.
  • Phụ nữ mang thai lần đầu tiên, mang thai trong độ tuổi dưới 18 và trên 40.
  • Khoảng cách về thời gian ở giữa 2 lần mang thai (kéo dài trên 10 năm hoặc dưới 2 năm) cũng có thể là một yếu tố nguy cơ không thể bỏ qua.
  • Người đang bị béo phì, thừa cân quá mức cũng rất dễ mắc bệnh.
  • Yếu tố di truyền: Những người thân trong gia đình (bà, mẹ, cô, dì…) đã từng mắc bệnh.

b. Các yếu tố nguy cơ từ thai nhi

  • Mang đa thai và đa ối, thai đôi, thai ba hoặc có thể là nhiều hơn.
  • Mang đa thai hoặc thai quá to có thể gây phản xạ căng tử cung.
  • Những dấu hiệu của tiền sản giật thường biểu hiện từ khá sớm ở những người chửa trứng.
  • Bị thiếu máu cục bộ ở tử cung và nhau thai.

4/ Nguyên nhân của hội chứng tiền sản giật

Tiền sản giật khi mang thai là gì dấu hiệu và cách điều trị
Nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng tiền sản giật

Các chuyên gia cho biết, cho tới hiện nay vẫn chưa có một chứng minh chính xác nào về nguyên nhân gây ra hội chứng tiền sản giật. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu từ nhiều nhà khoa học thì nhau thai gặp vấn đề có thể là một nguyên do khiến bà bầu mắc phải tình trạng này.

Theo đó, những phụ nữ có mạch máu hẹp, không thể đưa một lượng máu đủ tới nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi thì sẽ có nguy cơ mắc tiền sản giật. Các kích thích từ nội tiết tố không được những mạch máu này đáp ứng, dẫn đến việc số lượng máu bị suy giảm và nhau thai bị thiếu máu.

Một số lý do khiến tình trạng này xảy ra có thể kể đến bao gồm: Mạch máu gặp phải các tổn thương, máu đi vào trong tử cung không đạt đủ số lượng, mẹ bầu đang có vấn đề ở hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, những nguy cơ mà chúng tôi đã nói tới bên trên cũng có thể coi như các nguyên nhân làm gia tăng khả năng mắc bệnh.

>>>>>> Nội dung hấp dẫn

Quan hệ xong bao lâu thì biết có thai

Các biện pháp tránh thai hiệu quả nhất

Chậm kinh 2 tháng nguyên nhân là gì?

5/ Dấu hiệu triệu chứng tiền sản giật

Tiền sản giật khi mang thai là gì dấu hiệu và cách điều trị
Dấu hiệu triệu chứng tiền sản giật và cách phòng tránh

Tùy vào từng trường hợp thai phụ, mức độ nặng nhẹ mà triệu chứng tiền sản giật có thể phát triển nhanh chậm khác nhau. Nhưng nhìn chung, người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu tiền sản giật ở bà bầu dưới đây:

  • Huyết áp tăng: Đây chính là dấu hiệu tiền sản giật 3 tháng cuối dễ gặp và thường biểu hiện sớm nhất, chỉ số huyết áp đạt mức tối đa ≥ 140mmHg và tối thiểu ≥ 90mmHg. Chỉ số huyết áp càng cao thì mức độ tiền sản giật lại càng nặng hơn.
  • Trong nước tiểu có chứa hàm lượng protein cao: Nếu xét nghiệm tiền sản giật bằng nước tiểu được lấy trong 24h thì kết quả dương tính với bệnh xảy ra khi mức protein đạt 0,3g/l, còn đối với mẫu nước tiểu lấy ngẫu nhiên thì con số này là 0,5g/l.
  • Toàn thân bị phù ngay từ thời điểm buổi sáng, tăng cân bất thường, tăng liên tục > 0.5kg/tuần. Đối với những trường hợp thai phụ khỏe mạnh thì thông thường chỉ thấy ở chân bị phù nhẹ vào thời gian buổi chiều, do đó mẹ bầu cần phân biệt rõ ràng 2 trường hợp với nhau.
  • Đau bụng ở vùng thượng vị và phía bên phải hạ sườn, thường xuyên buồn nôn và nôn ói.
  • Nhức đầu nhiều, đau ở vùng chẩm, cảm thấy đầu óc luôn trong tình trạng lờ đờ.
  • Thị lực bị suy giảm, nhìn xung quanh thấy mờ hẳn đi, bên cạnh đó bà bầu còn rất nhạy cảm đối với các loại ánh sáng.
  • Số lần đi tiểu ít đi do lượng nước tiểu đã bị suy giảm.
  • Cơ thể mệt mỏi nhiều, làn da nhợt nhạt và xanh xao do bị thiếu máu.
  • Có thể xuất hiện triệu chứng tràn dịch ở màng phổi gây ra khó thở.

6/ Điều trị tiền sản giật như thế nào?

Bệnh tiền sản giật có nguy hiểm không? Sự thật là Tiền sản giật rất khó phòng tránh và không có bất kỳ phương thuốc nào có thể chữa được hoàn toàn, những gì thai phụ cần chuẩn bị là một sức khỏe tốt thăm khám thường xuyên để không bị chứng bệnh này. Nghiên cứu tiền sản giật bệnh học cho thấy rằng tiền sản giật là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, do đó việc điều trị nhanh chóng kịp thời sẽ rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và thai nhi. Một số kiểm tra, xét nghiệm thường xuyên tại các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa có thể giúp thai phụ phát hiện sớm bệnh bao gồm: Đo huyết áp và động mạch, xét nghiệm máu nhằm đo nồng độ PLGF, siêu âm bụng và đo các chỉ số xung động mạch trong tử cung.

Tiền sản giật khi mang thai là gì dấu hiệu và cách điều trị
Tiền sản giật có điều trị được hoàn toàn hay không?

Khi đã chẩn đoán được chính xác tình trạng hiện tại của thai phụ thì bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết thích hợp. Theo đó, dựa trên mức độ bệnh mà phương pháp điều trị tiền sản giật cũng khác nhau, cụ thể:

Đối với tiền sản giật nhẹ

Với trường hợp này, thai phụ (dưới 36 tuần) thông thường chỉ cần nghỉ ngơi và theo dõi ngay tại nhà theo hướng dẫn từ bác sĩ. Người bệnh cần kiểm tra huyết áp 2 lần trong ngày để đảm bảo không tăng cao quá mức, đồng thời theo dõi lượng nước tiểu để xem xét có sự thay đổi bất thường hay không.

Khi bà bầu nghỉ trên giường cần nằm ở tư thế nghiêng về phía bên trái. Thực đơn dinh dưỡng nên ăn nhạt và tăng đạm. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp thai phụ phải nhập viện để theo dõi đặc biệt nhằm phòng ngừa các nguy cơ xảy ra rủi ro.

Đối với tiền sản giật nặng

Khi bệnh đã diễn biến với mức độ nặng, thai phụ bắt buộc phải được nhập viện để theo dõi và điều trị một cách tích cực. Các vấn đề cần được theo dõi liên tục bao gồm: Huyết áp, cân nặng, protein niệu, tiểu cầu, tim thai. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc hạ huyết áp, thuốc giãn tiểu động mạch, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần… tùy trường hợp.

Những ca bệnh mà thuốc không còn đem lại tác dụng hoặc đã tiến triển xấu khiến sản giật xảy ra thì phải ngay lập tức chấm dứt giai đoạn thai kỳ. Ngoài ra, dù mức độ nhẹ hay nặng thì các trường hợp mắc bệnh mà thai phụ đã trên 36 tuần có thể được sinh mổ, hoặc sử dụng biện pháp kích thích giúp sinh sớm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

7/ Cách chăm sóc đề phòng tiền sản giật

Tiền sản giật khi mang thai là gì dấu hiệu và cách điều trị
Chăm sóc cơ thể phòng tránh tiền sản giật như thế nào

Để hạn chế nguy cơ gặp hội chứng tiền sản giật trong thai kỳ, các bà bầu nên tự chủ động phòng tránh, chăm sóc và quan tâm đến cơ thể cẩn thận qua những lưu ý sau đây:

  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Tích cực bổ sung các loại thực phẩm như: Cá hồi, súp lơ xanh, vừng, hạt óc chó, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, sữa chua, chuối, cam…
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa hàm lượng đường và tinh bột cao. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích.
  • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, giữ cho tâm lý trong suốt thai kỳ luôn được thoải mái.
  • Khám thai định kỳ thường xuyên để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường. Ngoài ra, nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu của bệnh cần phải đi khám ngay, không được để kéo dài dù chỉ là mức độ nhẹ.

Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cần thiết về hội chứng tiền sản giật khi mang thai giúp các mẹ bầu có thể tham khảo và dễ dàng nhận biết về bệnh. Có thể nói, đây là một tình trạng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời nhanh chóng. Do đó, các thai phụ cần phải thận trọng, đến khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường.

Xem thêm: 15 công dụng của nha đam trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp


Bác sĩ Trần Thị Thành

Bác sĩ Trần Thị Thành là bác sĩ chuyên khoa I đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa Sản phụ khoa và có hơn 15 năm ở vị trí giảng viên bộ môn Sản đã tham gia đào tạo rất nhiều thế hệ y bác sĩ phụ khoa.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa năm 1972, bác sĩ Trần Thị Thành chuyển đến Đại học Y Thái Nguyên và làm giảng viên bộ môn Sản khoa. Năm 1997, bác sĩ Thành được mời về làm việc tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương và nắm giữ vị trí trưởng phòng chỉ đạo của bệnh viện. Với chuyên môn cao cùng với đạo đức nghề nghiệp tốt, bác sĩ Thành được bầu làm Giám đốc trung tâm tư vấn Sức khỏe sinh sản và KHHGĐ tại bệnh viện Phụ Sản TW từ năm 2005 đến nay.

Thành tích đạt được:

- Nhận được nhiều bằng khen, giấy khen giảng viên xuất sắc của trường Đại học Y Thái Nguyên.

- Được Sở y tế và Bộ y tế trao tặng nhiều giải thưởng với những đóng góp lớn trong ngành y học khám chữa sản phụ khoa.

- Được bệnh viện Phụ Sản Trung Ương mời về đảm nhiệm vị trí trưởng phòng chỉ đạo - bác sĩ Sản khoa.

- Trở thành giám đốc trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình tại bệnh viện.

Bằng những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, bác sĩ Trần Thị Thành sẽ tham vấn y khoa cho HiBacsi với các bài viết về lĩnh vực sản phụ khoa.

Đăng ký nhận tin mới

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Tất cả những thông tin chia sẻ trên trang web chỉ có tính chất tham khảo, chứ không thay cho việc chẩn đoán và chữa trị.
© 2019 Bản quyền thuộc về HiBacsi

Banner LeftTư vấn miễn phí